Chán ăn thai kì, dùng gì mới tốt

Chán ăn khi ốm nghén khiến mẹ lo lắng, thấp thỏm. Làm sao để thoát khỏi chứng chán ăn và mang cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất?

Nguyên nhân gây nên chứng chán ăn khi ốm nghén

Nhiều người cho rằng, chị em khi mang bầu thường hay thèm ăn và có thể ăn hết tất cả mọi thứ. Nhưng kì lạ thay, khi mang thai rất nhiều mẹ bầu bất ngờ chuyển sang chán ăn, thậm chí quay lưng với món khoái khẩu trước đây. Vì sao lại xảy ra chuyện này?

Trên thực tế, chứng chán ăn, cũng như chứng thèm ăn là kết quả do việc thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu, điển hình là hormone HCG – hormone đặc trưng của thai kì. Lượng hormone này sẽ tăng không ngừng trong suốt 3 tháng đầu, đạt đỉnh và bắt đầu giảm xuống quanh khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ. Sự tăng lượng HCG trong 3 tháng đầu là nguyên nhân chính của các triệu chứng buồn nôn và chán ăn.

Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí dinh dưỡng Appetite, thông thường, buồn nôn và chán ăn khi mang thai sẽ bắt đầu cùng một thời điểm ở đa số các phụ nữ. Nguyên nhân cũng có thể là do cùng một loại hormone. Nhưng nguyên nhân cũng có thể là bạn bị ốm nghén và cảm giác sợ, ngại ngần với các loại thức ăn bạn vừa mới ăn vào.

Chán ăn khi ốm nghén

Tất tần tật về chứng “miễn dịch với thức ăn”

Chứng chán ăn sẽ thay đổi như thế nào khi bạn mang thai?

Chán ăn xảy ra nhiều nhất thường là vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, "gã rắc rối” này vẫn có thể quay trở lại ở bất kì thời gian nào trong quá trình bầu bí của mẹ.

Các loại thực phẩm thường bị đưa vào danh sách chán ăn

Trong lúc bầu bí, chị em có thể sẽ phải trải qua chứng chán ăn hoặc thèm ăn với bất cứ loại thức ăn nào. Thậm chí, mẹ bầu có thể sẽ chán ăn một loại thực phẩm vào giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng lại trở nên thèm loại thực phẩm đó vào giai đoạn sau.

Điểm mặt những loại thức ăn hay gây chán ăn thường là những loại thức ăn có mùi mạnh, ví dụ như: thịt, trứng, sữa, hành, tỏi, trà và cà phê, đồ ăn cay, gia vị. Đặc biệt, do ảnh hưởng của việc nôn nghén, nhiều chị em còn “ghét cực kì" những đồ ăn dầu mỡ, gây cảm giác ngán khi ăn.

Đối phó với chứng chán ăn khi ốm nghén

Trong đa số các trường hợp, tốt nhất, bạn nên lắng nghe cơ thể chính mình. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể ăn loại thức ăn bạn thèm và tránh ăn loại thức ăn mà bạn chán.

Việc điều chỉnh này chỉ đúng khi điều chỉnh ở mức vừa phải. Nếu bạn lại chán ăn những loại thực phẩm cơ bản và quan trọng cho thai kỳ, thì bạn nên đảm bảo rằng mình đã bổ sung các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm đó  từ những nguồn khác. Ví dụ, nếu bạn chán ăn thịt cá, hãy ăn nhiều loại đồ ăn giàu protein khác như các loại hạt hoặc đậu.

Ngoài ra, chị em có thể tránh ăn loại đồ ăn gây chán ngán bằng việc thay đổi cách chế biến. Ví dụ, nếu trộn salad dầu mè làm bạn cảm thấy buồn nôn, hãy thử luộc rau hoặc nấu canh, bạn vẫn có đủ lượng rau xanh mà cơ thể cần.

Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn, uống đủ nước để tránh tình trạng nôn nghén và chán ăn.

Chán ăn khiến mẹ mệt mỏi

Chán ăn khiến mẹ mệt mỏi

Giảm ốm nghén - phương pháp hữu hiệu để “xử đẹp” chán ăn

Nôn nghén có quan hệ mật thiết với chứng chán ăn ở phụ nữ có thai. Buồn nôn và nôn khiến các mẹ mệt mỏi, không ăn uống được gì, sụt cân, mất nước, thậm chí nhiễm kiềm máu đặc biệt trong những tháng đầu của thai kì. Chính vì vậy, loại bỏ nôn nghén cũng là biện pháp hữu hiệu để “xử đẹp” chán ăn.

Vinger 6 giúp mẹ hết nghén ăn ngon, cho con đủ chất

Sản phẩm chuyên biệt

Với thành phần thiên nhiên: chiết xuất gừng Oleoserin và vitamin B6, được chứng minh tác dụng trong hơn 1000 nghiên cứu lớn nhỏ, Vinger 6 là sản phẩm chuyên biệt cho chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.

Không chỉ hết vitamin B6 đóng vai trò thiết yếu trong việc phân hủy protein và dưỡng chất trong thức ăn, giúp mẹ giải quyết vẫn đề chán ăn, tăng hấp thi chất dinh dưỡng vào cơ thể.

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985