Ốm nghén có nên truyền nước hay không, truyền nước liệu có ảnh hưởng đến con? Đây là vấn đề mà nhiều mẹ bầu thắc mắc.
Bởi trong ngày nghén bầu, cơ thể mẹ tựa như không có sức, mệt mỏi, không ăn uống được gì, ngửi thấy mùi là chạy miết. Mẹ thực sự mong muốn nhanh chóng qua cơn ốm nghén của mình. Lúc này rất nhiều mẹ bầu muốn tìm đến biện pháp truyền nước, nhưng mẹ lại lo ngại.
Xin chào các bạn, tôi là dược sỹ Hồng Thanh, hôm nay, tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến việc truyền nước khi mẹ bị nghén nặng. Từ đó giải đáp câu hỏi: Ốm nghén có nên truyền nước không?
Ốm nghén nặng ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ, lúc này, mẹ nên truyền nước
Mẹ bầu ốm nghén có nên truyền nước không?
Dịch truyền khi mẹ đi truyền nước gồm những gì?
Thuật ngữ “truyền nước biển” là cách nói quen thuộc về thủ thuật truyền dịch tĩnh mạch hay được sử dụng để đảm bảo bổ sung đủ dịch và dưỡng chất cho cơ thể. Dịch truyền là một loại dung dịch hòa tan để bổ sung dịch và các chất cho cơ thể mẹ. Chúng ta có thể sử dụng dịch truyền bằng cách tiêm một lượng nhỏ hoặc truyền trực tiếp từ tĩnh mạch vào cơ thể mẹ.
Hiện nay, có trên 20 loại dịch truyền khác nhau. Tùy vào tính chất của những loại này mà dịch truyền được chia ra thành ba nhóm chính. Bao gồm: nhóm cung cấp nước và điện giải (dung dịch natri clorua 0,9%, lactate ringer, bicarbonate Na 1,4%…). Nhóm dịch truyền dưỡng chất giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: glucose các loại, dung dịch chứa chất đạm, vitamin, chất béo… Nhóm dịch truyền đặc biệt (dung dịch dextran, dung dịch albumin, dung dịch cao phân tử …).
Các mẹ bầu cần lưu ý rằng: phương pháp truyền dịch cần phải do bác sĩ chỉ định vì nếu tự ý truyền dịch, bệnh nhân rất có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm bởi truyền dịch không đúng thời điểm, không đúng cách. Các biến chứng này có thể là: rối loạn điện giải, tăng huyết áp đột ngột, phù toàn thân, phù phổi, suy tim, suy hô hấp thậm chí dẫn đến tử vong.
>> Tìm hiểu về nghén nặng và các biến chứng
Khi tình trạng nặng, ốm nghén có nên truyền nước nhưng phải theo chỉ định bác sĩ.
Đối tượng nào cần truyền nước
Truyền dịch là phương pháp được áp dụng với các bệnh nhân bị sốt cao không thuyên giảm, hoặc có tình trạng tiêu chảy, nôn ói quá nhiều, dẫn đến bị mất nước nghiêm trọng.
Khi đó, bác sỹ sẽ cân nhắc lợi ích để quyết định có nên áp dụng phương pháp truyền dịch cho bệnh nhân hay không. Đối với những người có tình trạng mất nước thể nhẹ, thường chỉ nên bổ sung nước theo đường uống vì truyền dịch nếu không theo dõi cẩn thận có thể gặp những biến chứng không đáng có.
Mẹ bầu cần đi khám bác sỹ khi có ý định truyền nước
Ốm nghén có nên truyền nước không?
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi hormone, khiến cơ thể mẹ đặc biệt là dạ dày và khứu giác trở lên mẫn cảm hơn.
Tùy vào thể trạng của từng mẹ mà tình trạng này nặng nhẹ khác nhau. Có mẹ chỉ buồn nôn, khó chịu với mùi trong vài ngày là hết, có mẹ tình trạng này kéo dài suốt cả thai kỳ. Cá biệt, ở nhiều mẹ, tình trạng này nặng đến nỗi mất nước nghiêm trọng, mẹ bầu bị sụt cân, mất nước, phải đình chỉ thai nhi. Đó là một số ít những trường hợp do ốm nghén mà gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Ốm nghén có nên truyền nước? Câu trả lời tùy thuộc vào tình trạng của mỗi mẹ. Với trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng trong nhiều ngày liền, xuống sức, sụt cân, gia đình nên đưa mẹ đến bệnh viện để khám. Sau quá trình khám, các bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra lời khuyên tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi nào mẹ cần truyền nước
Như tôi đã nói ở trên, lựa chọn thủ thuật truyền dịch cần được cân nhắc tùy thuộc vào tình trạng của mỗi mẹ. Theo các bác sĩ, mẹ bầu ốm nghén có nên truyền nước và truyền đạm để cải thiện tình trạng mệt mỏi khi xảy ra tình trạng: nghén quá nặng khiến cơ thể mất sức, đi ngoài nhiều, mẹ bầu mất nước hoặc không ăn uống được trong thời gian dài.
Ngược lại, khi chỉ nghén nhẹ và trung bình, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, và sử dụng các sản phẩm đường uống thay vì truyền nước.
Không truyền nước, mẹ cần làm gì để giảm ốm nghén?
Như vậy là chúng ta đã trả lời được câu hỏi: ốm nghén có nên truyền nước không. Câu trả lời là với tình trạng ốm nghén nhẹ, nên dùng biện pháp khác. Vậy đó là những biện pháp nào?
- Nghỉ ngơi nhiều để dưỡng sức, tránh vận động mạnh
- Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn nhiều nhưng ăn nhiều bữa, ăn 5-6 bữa một ngày để dễ hấp thu hơn và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn
Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt giảm ốm nghén
- Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu, đặc biệt là tập thở, sẽ giúp mẹ điều hoà rất tốt.
- Không nên để bụng quá đói, luôn có sẵn bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, kẹo để dùng khi đói và trước khi ra khỏi giường 15 phút nhằm tránh các cơn buồn nôn vào buổi sáng. Cần tránh các món rán, xào, cà phê, không tiếp xúc với khói thuốc lá và các mùi nồng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
- Tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa.
- Bổ sung rau xanh và trái cây để đáp ứng nhu cầu về chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua…
- Chú ý nhai thật kỹ khi ăn để dạ dày không phải làm việc quá sức.
- Tránh tình trạng nằm ngay sau khi ăn xong.
- Không nên ăn quá no hoặc quá nhiều mỗi bữa.
Mẹ nên sử dụng các sản phẩm giúp giảm nghén từ sớm như miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger 6 từ sớm để đảm bảo sức khỏe, tránh mất nước, mất sức đến nỗi phải truyền đạm.
Ốm nghén có nên truyền nước – qua bài viết này, tôi hy vọng các mẹ hiểu và không cần băn khoăn về điều này. Dù chị em có rất mệt mỏi vì nghén đi chăng nữa, mẹ cũng nên luôn ghi nhớ rằng, truyền nước chỉ thực sự phát huy hoàn toàn tác dụng khi truyền đúng người, đúng bệnh và đúng thời điểm. Mẹ cần tham khảo, thăm khám bác sỹ nếu có ý định truyền nước.
Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh!
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.