Mẹ có chắc đã hiểu đúng về ốm nghén kéo dài
Ốm nghén kéo dài có đơn giản chỉ là kéo dài thêm thời gian ốm nghén của mẹ? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi? Mẹ đã thực sự biết hết về ốm nghén kéo dài chưa?
Ốm nghén kéo dài ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi
Ốm nghén kéo dài - hội chứng HG là như thế nào ?
Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều phải trải qua các thay đổi của cơ thể liên quan đến thai kỳ, trong đó buồn nôn và nôn khi mang thai là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất.
80% phụ nữ mang thai có biểu hiện buồn nôn, tình trạng nôn mửa xảy ra ở khoảng 50% thai phụ. Các triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai được chia ở các mức nhẹ đến nặng, với gravidarum hyperemesis (HG) ở mức cuối nghiêm trọng nhất. HG được đặc trưng bởi buồn nôn và nôn quá mức, dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và dinh dưỡng, thường phải nhập viện.
Ốm nghén thường diễn ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 13 của thai kỳ, nhưng ốm nghén kéo dài thì có thể là vài tháng hoặc suốt thai kỳ với mức độ nặng nề hơn. Ốm nghén kéo dài không chỉ là thời gian ốm nghén tăng lên mà còn làm thai phụ nôn với tần suất rất nhiều, đôi khi nôn ói gần như liên tục, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, dẫn đến mất nước và sụt cân.
Tình trạng và nguyên nhân khiến mẹ bị ốm nghén kéo dài
Ốm nghén bình thường, tình trạng buồn nôn và nôn có tần số ít, khoảng 2 lần/ngày, cảm giác buồn nôn ít hơn 1 giờ. Khi ốm nghén kéo dài, tình trạng buồn nôn kéo dài nhiều giờ liên tục, nôn và buồn nôn có thể xuất hiện nhiều hơn 5 lần/ngày.
Nhiều nguyên nhân gây ốm nghén kéo dài
Ốm nghén kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do thay đổi nội tiết, bánh nhau tăng tiết một số nội tiết tố như β-hCG, estrogen vào máu mẹ, do rối loạn chức năng đường tiêu hóa, yếu tố tâm lý. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ốm nghén kéo dài như:
- Người mang đa thai (thai đôi, thai ba…)
- Có tiền sử gia đình hoặc bản thân bị nghén ở kỳ mang thai trước đó
- Tiền sử bị chóng mặt khi thay đổi tư thế
- Người bị đau nửa đầu, say xe
Ngoài nôn nghén do thai kỳ thì có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày trá tràng, bệnh túi mật, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, …Cần đi khám khi thai phụ bị buồn nôn và nôn kèm một trong các triệu chứng: đau bụng, sốt, đau đầu…
Ốm nghén trong thời gian dài mẹ có thể gặp phải nguy cơ, biến chứng gì?
Nghén nặng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi với các tình trạng như:
- Sút cân: thường mất khoảng 5% cân nặng
- Mất cân bằng điện giải và khoáng chất: gây rối loạn điện giải, nồng độ khoáng chất mà cơ thể cần có thể giảm đi gây thay đổi huyết áp, chóng mặt và mệt mỏi.
- Tăng tiết nước bọt: có thể tiết nước bọt quá nhiều và làm thai phụ khó chịu và buồn nôn khi cố nuốt.
- Đáng lưu ý khi mẹ bị sút cân, dinh dưỡng thiếu làm tăng nguy cơ sinh non hoặc con nhẹ cân. Có trường hợp thai phụ quá yếu, ốm nghén kéo dài quá lâu mẹ không đủ điều kiện để mang thai khiến bác sĩ phải đình chỉ thai kỳ dù không mong muốn. Khi mẹ nghén nặng mà kéo dài cần đi khám và điều trị. Một số rất ít trường hợp mẹ đang nghén nhưng đột ngột hết nghén, thì vẫn cần đi khám kiểm tra thai.
Một số biện pháp giảm triệu chứng ốm nghén nặng kéo dài
Một số biện pháp giúp giảm triệu chứng ốm nghén như:
- Tránh mùi khó chịu có thể gây cảm giác buồn nôn như mùi dầu mỡ, nước hoa, nước xịt phòng, nước tẩy rửa, mùi tỏi … Nên ở phòng thoáng mát và tránh ngột ngạt.
- Không nên ăn quá no hay quá đói, người mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Thêm vào đó có thể ăn thêm các bữa nhỏ vào buổi trưa hoặc xế chiều, tối trước khi ngủ. Thử ăn vài cái bánh quy, bánh mì vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài.
- Thử các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, khô như cơm, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây…
- Hoặc có thể thử bấm huyệt, ngậm kẹo gừng, cũng có thể thử các thực phẩm giảm lạt miệng, buồn nôn. Nếu những phương pháp này vẫn không thể giúp mẹ giảm buồn nôn trong khi tình trạng ốm nghén của mẹ vẫn kéo dài thì mẹ nên đến bác sĩ kê toa một số loại thuốc phù hợp cho mẹ mang thai.
Điều trị ốm nghén nặng kéo dài bằng thuốc
Sử dụng thuốc chống nôn
Tuy chưa có nhiều nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn có những kinh nghiệm sử dụng các thuốc trong thai kỳ. Sẽ có những tác dụng phụ khác của các loại thuốc do vậy cần xem xét trước khi lựa chọn thuốc. Khi sử dụng thuốc này cần phải có chỉ định của bác sỹ:
- Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone.
- Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: chlorpromazine, prochlorperazine
- Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron.
- Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine.
Truyền dịch bổ sung
- Dịch truyền có thể được lựa chọn là natri clorid 0,9% và dung dịch tiêm Hartmann (sodium lactate).
- Tránh không sử dụng dịch truyền chứa glucose vì có thể làm nặng thêm bệnh não Wernicke ở những người bị thiếu thiamine.
- Liệu pháp truyền dịch cần được chỉ định của bác sỹ với tình trạng sản phụ ốm nghén rất nặng và có sự giám sát của cán bộ y tế.
Tuy nhiên mẹ có thể lựa chọn một liệu pháp điều trị ốm nghén mà được coi như là liệu pháp không sử dụng thuốc. Đó chính là sử dụng sản phẩm miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger6- ODF. Đây là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc có thành phần lành tính từ Gừng hữu cơ và vitamin B6 với hàm lượng được tính toán và nghiên cứu thử nghiệm về an toàn và hiệu quả trước khi đưa ra thị trường.
Vinger6 được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Ngọc Đính- trưởng khoa D5 bệnh viện phụ sản Hà Nội. Đây là sản phẩm đứng số 1 trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ bầu ốm nghén hiện nay. Sản phẩm được các bác sĩ bệnh viện lớn khuyên dùng như Bv Phụ sản TW, BV Bưu điện…và đồng hành cùng hành triệu mẹ bầu ốm nghén tại Việt Nam.
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.