Phân biệt hội chứng nôn nghén(HG) với ốm nghén
Nôn nghén là một dấu hiệu điển hình ở phụ nữ khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu gây nên nôn nghén là do thay đổi hoormon trong quá trình mang thai của người phụ nữ.
Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi
Ốm nghén có tốt không – góc nhìn không phiến diện
Nôn nghén là một dấu hiệu điển hình ở phụ nữ khi mang thai
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng buồn nôn, nôn ói thường xảy ra khá phổ biến. Đến hơn 85% thai phụ có cảm giác buồn nôn, nôn khan trong khoảng 12 tuần đầu. Các trường hợp như vậy là tình trạng ốm nghén bình thường.
Khi thai phụ nôn nghén nhiều, kéo dài lên tới quá 20 tuần, tần suất nôn ói nhiều, không thể ăn uống được gì như vậy gọi là chứng nôn nghén (HG). Với những trường hợp nôn nghén nặng như vậy thì cần điều trị đặc biệt, có thể phải nằm viện để điều trị và theo dõi vì nôn nghén nặng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn ảnh hưởng đến cả chất lượng cuộc sống của thai phụ.
Dù là ốm nghén bình thường hay ốm nghén nặng thì đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Với nhiều người, ốm nghén còn làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình.
Điều trị ốm nghén thông thường
Khi mẹ bị nghén ở mức độ bình thường thì mẹ có thể thử các biện pháp không dùng thuốc như chế độ ăn uống và điều chỉnh sinh hoạt như:
- Tránh những tác nhân gây cảm giác buồn nôn như mùi tanh hải sản, mùi nước hoa…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, bớt các thực phẩm cay nóng, hay thực phẩm nhiều vị ngọt. Mẹ có thể sử dụng bánh mì, bánh quy để giảm sự kích ứng dạ dạy khi mà mẹ cảm thấy cồn cào.
- Mẹ nên uống nước đều đặn vì uống nước cũng có thể ngăn ngừa buồn nôn.
uống nước cũng có thể ngăn ngừa buồn nôn.
Điều trị hội chứng nôn nghén nặng
Khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhưng vẫn không thể cải thiện được tình trạng nôn nghén mà trạng thái nôn nghén của bạn ngày càng nặng hoặc thời gian kéo dài hơn thời gian nghén bình thường thì khi đó mẹ cần gặp bác sĩ để điều trị tránh những ảnh hưởng
- Khi mẹ phải đến gặp bác sĩ lúc đó tình trạng nôn nghén cũng khá nặng và nôn rất nhiều chính vì vậy các bác sỹ sẽ cho mẹ sử dụng loại thuốc gọi là thuốc chống nôn. Tuy nhiên thuốc chống nôn nghén thường hay có các tác dụng phụ nên chỉ trường hợp nôn nghén nặng bác sỹ sẽ cân nhắc lợi ích và nguy cơ rồi mới chỉ định sử dụng cho mẹ bầu.
- Một số thuốc nhóm kháng Histamin cũng có được dùng để chống nôn nghén nhưng không được tùy tiện sử dụng mà phải có chỉ định của bác sỹ để đảm bảo tính an toàn cho thai phụ và thai nhi.
- Mẹ cũng có thể sử dụng gừng để điều trị nôn nghén. Tuy nhiên mẹ nên sử dụng các dạng chế phẩm của gừng để điều trị nghén chứ không nên ngậm gừng tươi vì có nhiều tạp chất trong gừng tươi chưa được loại bỏ có thể gây nóng cho mẹ
Nôn nghén cần điều trị khi nào?
Khi tình trạng nôn mửa quá nhiều, thức ăn mẹ ăn vào không thể hấp thu hay giữ lại trong cơ thể do nôn nghén. Hoặc khi mẹ bị mất nước, rối loạn điện giải, thiếu dinh dưỡng. Cần đến gặp bác sĩ ngay khi mẹ có các triệu chứng sau:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau đầu chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Sốt cao, đau bụng, nôn ra máu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu sẫm màu, trong hơn 8 giờ đồng hồ không đi tiểu.
Hiện nay, đã có phương pháp khoa học điều trị ốm nghén cho mẹ ngay tư thời gian đầu của thai kỳ, mẹ không cần phải cố chịu đựng để không ăn uống được gì, còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.