Ốm nghén: Bổ sung dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào cho phù hợp

Ốm nghén: Bổ sung dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào cho phù hợp

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với bà bầu vì dinh dưỡng thai kỳ sẽ quyết định tới sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Đặc biệt là dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ vì đây vừa là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi và cũng là giai đoạn mẹ thường ốm nghén nên chế độ dinh dưỡng thường không được đảm bảo.

Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng

Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng 

  1. Đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?

Từ tuần thứ 4 thai kỳ, hệ thống thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Sang tuần thứ 6, tủy sống và não hình thành, cùng với sự phát triển của hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng của cơ thể. Hầu hết những bộ phận cơ thể của trẻ sẽ đều được hoàn thiện đến cuối tuần 12 thai kỳ. Vì vậy, 3 tháng đầu thai kỳ chính là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu, thai nhi rất cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và vi chất thiết yếu: canxi, vitamin D, acid folic, sắt… Trong giai đoạn này, nếu thai nhi không nhận được đủ chất dinh dưỡng thì nguy cơ sảy thai, gây dị tất hoặc suy dinh dưỡng thai nhi rất cao. Tuy nhiên 3 tháng đầu lại là giai đoạn mà thai phụ thường bị ốm nghén, khiến cơ thể suy kiệt, không bổ sung được đủ dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi. Do đó, việc có một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ khoa học và hợp lý là rất cần thiết và quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

 

  1. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của phụ nữ
  • Acid folic: Mẹ bầu cần bổ sung acid folic trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp giảm nguy cơ dị tất ống thần kinh, tật nứt đốt sống trong bào thai. Thai phụ có thể bổ sung viên uống acid folic theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc có thể bổ sung qua những thực phẩm giàu acid folic như các loại rau xanh sẫm màu ( rau cải xanh, súp lơ xanh, rau muống…)
  • Sắt: Để phòng ngừa thiếu máu thì bà bầu cần bổ sung một lượng 36 – 40mg mỗi ngày. Ngoài việc sử dụng viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm có hàm lượng sắt cao như các loại thịt đỏ, các loại hạt…
  • Calci và Vitamin D: Là thành phần quan trọng trong việc hình thành xương của thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như tôm, trứng, cua, cá, sữa…tắm nắng vào sáng sớm.
  • Protein: Để đảm bảo cho sự phát triển của của các mô trong bào thai thì đây là thành phần không thể thiếu hơn nữa protein còn giúp tăng cường sản sinh máu, sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thai phụ cần khoảng 85 – 90g/ngày.
  • Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng tăng đáng kể. Trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 – 2400kcal/ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ cũng cần được bổ sung thêm các yếu tố vi lượng như I -ốt, kẽm, DHA/EPA…

 

  1. Thực phẩm 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên tránh

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm có thể không tốt cho thai nhi và cũng có thể gây sảy thai, bà bầu cần hết sức lưu ý:

  • Đủ đủ: ăn đủ đủ xanh làm co thắt tử cung, nên khoảng thời gian đầu cần phải tránh vì rất có thể làm sảy thai do co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Dứa: Trong dứa có chứa bromelain tăng co thắt các cơ trơn có thể làm sảy thai hoặc khiến thai chết lưu.
  • Chùm ngây: Mặc dù rất giàu vitamin, sắt nhưng lại chứa alpha – sitosterol làm co cơ tử cung dẫn đến sảy thai ở phụ nữ.
  • Cua: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nên hạn chế ăn cua quá nhiều. Cua có hàm lượng cholesterol cao không tốt cho sức khỏe và gây sốt huyết trong thậm chí có thể làm thai chết lưu.
  • Gan động vật: Dù trong gan có chứa nhiêu vitamin A nhưng bà bầu cũng chỉ nên ăn 1 – 2 lần/ tháng, ăn quá nhiều sẽ tích tụ nhiều retinol gây hại cho thai nhi.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như café, rượu bia đều không nên sử dụng trong 3 tháng đầu cũng như trong cả quá trình mang thai vì làm tăng nguy cơ sảy thai, gây chậm phát triển ở trẻ hoặc dị tật thai nhi.
  1. Ốm nghén thì mẹ bầu nên ăn uống như thế nào cho đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

 

Khi thai phụ bị ốm nghén sẽ có cảm giác không muốn ăn, nhạy cảm với mùi thức ăn gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Để khắc phục tình trạng này, thì bà bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn để tránh hiện tượng nôn do ốm nghén. Nên chuẩn bị các bữa phụ như sữa, bánh, hoa quả và cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp thêm các động tác nhẹ nhàng như hít thở, yoga để giảm nghén, ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn.

Vinger 6 là một lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu ốm nghén.

 

 

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985