Ảnh hưởng của ốm nghén với mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng của ốm nghén – Điều mẹ cần biết và cần làm

Buồn nôn và nôn khi mang thai là là một tình trạng rất phổ biến. Dấu hiệu buồn nôn và nôn khi mang thai thường được coi là ốm nghén và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.

Nếu thai phụ cảm thấy buồn nôn trong một thời gian ngắn và có thể bị nôn một hoặc hai lần trong ngày thì có thể không ảnh hưởng gì thai nhi. Nhưng khi tình trạng buồn nôn kéo dài nhiều giờ mỗi ngày cùng nôn ói với tần suất thường xuyên thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho ốm nghén nghiêm trọng hay có tên gọi khoa học là hội chứng Hypermesis Gravidarum (HG). HG có thể coi là một biến chứng của thai kỳ. Ảnh hưởng của ốm nghén nặng có tác động đến sức khỏe của mẹ bao gồm các vấn đề về điện giải, chức năng thận, cân bằng nội môi và đặc biệt có thể để lại hậu quả xấu cho thai nhi.

Ảnh hưởng của ốm nghén đến sức khỏe của mẹ
Ảnh hưởng của ốm nghén đến sức khỏe của mẹ 

Những ảnh hưởng của ốm nghén đến sức khỏe của mẹ

Ốm nghén luôn luôn là “nỗi ám ảnh” của phụ nữ khi mang thai dù là lần đầu hay là mang thai các lần sau. Có đến hơn 80% các mẹ mang thai gặp phải tình trạng ốm nghén. Phụ thuộc vào cơ địa mỗi người mà tình trạng ốm nghén nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp thai nghén bình thường, mẹ không cần quá lo lắng về ảnh hưởng của ốm nghén vì các triệu chứng nghén nhẹ, tần suất sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng hay còn gọi là nghén nặng như nôn mửa quá nhiều, khó chịu với mùi thức ăn và không thể ăn uống được gì khiến mẹ bị sút cân, người nôn nao khó chịu, có thể suy nhược. Khi nôn quá nhiều do ốm nghén sẽ làm cơ thể mẹ bị mất nước làm mất cân bằng điện giải trong cơ. Tình trạng nghén quá nặng, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tiếp nhận các phương pháp điều trị ốm nghén phù hợp với mẹ. Tránh để tình trạng ốm nghén nặng diễn ra trong thời gian dài vì không chỉ hạn chế khả năng làm việc hay sinh hoạt hàng ngày mà có thể ảnh hưởng do ốm nghén làm cơ thể mẹ suy nhược nghiêm trọng phải đình chỉ thai kỳ.

Ảnh hưởng của ốm nghén đến thai nhi

Thai nhi sẽ tự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Vì vậy sức khỏe của mẹ trong thai kỳ chính là sự quyết định đến thai nhi. Do đó, ảnh hưởng của ốm nghén không chỉ tác động đến mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con. Ốm nghén khi mang thai làm nhiều mẹ bị thiếu chất, con sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, còi xương...Trường hợp ốm nghén nặng có thể dọa đình chỉ thai. Nên điều trị ốm nghén khi mang thai cần được mẹ đặt lên trên hàng đầu.

ốm nghén ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
ốm nghén ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi

Tại sao ốm nghén lại xuất hiện?

Hiện tại vẫn chưa tìm ra lý do thực sự dù đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về ốm nghén. Tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân cụ thể như:

+ Thói quen ăn uống thất thường của các bà bầu, lượng đường trong máu thấp.

+ Hệ thần kinh một số thai phụ khá nhạy cảm đối với loại thực phẩm và cảm giác buồn nôn với mùi vị.

+ Trong 3 tháng đầu thai kỳ nồng độ các nội tiết tố tăng cao. Trong đó, progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa làm thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn, làm chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

+ Di truyền cũng là một yếu tố nguyên nhân.

Một số phương pháp trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả

Đừng gượng ép bản thân phải ăn những thực đơn bắt buộc khi mang thai. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp trong những thực phẩm được khuyên dành cho mẹ bầu.

Hạn chế sử dụng loại thực phẩm có hương và vị mạnh như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hay cà phê, rượu… Nên chọn loại thức ăn dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm như trái cây, sữa chua, hoặc sa lát, súp cũng giúp ích cho tiêu hóa của mẹ trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, khoai tây, mỳ.

Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều, quá no khi mẹ đói.

Luôn mang theo một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ. Uống nước vừa đủ và nhấm nháp ít bánh quy sẽ giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày của mẹ. Kẹo ngọt làm tăng lượng đường trong máu của mẹ và làm giảm cảm giác buồn nôn.

Đối với thai phụ cũng có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt trên cổ tay. Có thể tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này thêm.

Gừng và chanh tươi là phương pháp tự nhiên giúp làm giảm triệu chứng của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hoặc các dạng sản phẩm khác từ gừng cũng có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.

Tuy nhiên, việc sử dụng gừng tươi có chứa nhiều tạp chất khác, cùng với hàm lượng chưa chính xác nên mẹ có thể không cảm thấy có tác dụng. Hiện tại trên thị trường có sản phẩm Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger6 với hàm lượng tối ưu và gừng được chiết xuất tinh khiết. Giúp mẹ bầu giảm ngay ốm nghén sau lần đầu sử dụng. Đây được coi như một biện pháp không dùng thuốc an toàn, hiệu quả được các bác sỹ bệnh viện phụ sản khuyên dùng cho nhiều mẹ bầu.

Vinger6 - Giảm ốm nghén hiệu quả
Vinger6 - Giảm ốm nghén hiệu quả 

Cảnh giác với ốm nghén khi nào?

Trường hợp mẹ bị nôn mửa nhiều quá và không thể được ăn bất cứ thứ gì trong thời gian dài thì mẹ nên tới gặp bác sĩ. Khi tình trạng ốm nghén nặng hơn như mất nước hay hạ huyết áp, mẹ nên nhập viện để được điều trị

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn cho thai phụ. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng thuốc, đặc biệt trong 12 tuần đầu thai kỳ. Mặc dù các loại thuốc này đã qua kiểm tra chặt chẽ nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985