Ốm nghén - Tất cả những gì mẹ cần biết để có thai kỳ khoẻ mạnh

Có đến 80% các mẹ bầu phải trải qua tình trạng ốm nghén trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tình trạng ốm nghén là gì, làm thế nào để hạn chế được tình trạng này là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để có cái nhìn toàn diện về tình trạng này, cũng như có phương pháp giảm nghén hiệu quả, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Ốm nghén là gì? - Ốm nghén xuất hiện từ tuần thứ mấy?

Ốm nghén  hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, xảy ra ở 80% phụ nữ có thai. Trong đó, điển hình nhất là triệu chứng buồn nôn, nôn khan, chán ăn và mệt mỏi. 

Nhiều mẹ bầu hiểu nhầm rằng ốm nghén chỉ xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên trên thực tế, thời điểm xảy ra ốm nghén ở mỗi người là khác nhau. Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi vào chiều tối, ban đêm hay bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Các triệu chứng đầu tiên của ốm nghén thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nghĩa là sau trễ kinh khoảng 2 tuần. Các triệu chứng sẽ nặng dần theo thời gian và trở nên nặng nhất ở tuần thứ 8 - 11 của tuổi thai. Sau đó, các triệu chứng bắt đầu giảm dần ở tuần thứ 13 - tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. 

Ngoài ốm nghén 3 tháng đầu, có một số mẹ bầu còn gặp ốm nghén 3 tháng cuối. Ốm nghén có thể kéo dài hơn 13 tuần, thậm chí là duy trì trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Ốm nghén là gì

Ốm nghén là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ

2. Biểu hiện của ốm nghén

2.1. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn khan là biểu hiện hay gặp nhất của ốm nghén 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn khi ăn no, khi bụng đói; khi ngửi thấy mùi tanh của thịt cá tươi, hay khi ăn phải các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi. Đặc biệt, một số mẹ bầu còn cảm thấy buồn nôn với những mùi quen thuộc, như mùi xe buýt mẹ đi hàng ngày, mùi cà phê mẹ uống mỗi sáng. 

Với từng người, tác nhân gây cảm giác buồn nôn lại khác nhau, vậy nên mẹ hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn cho mình, từ đó tránh tiếp xúc với các tác nhân đó mẹ nhé.

Một trong những biến chứng của nôn nghén là việc mẹ bầu bị giảm cân. Nguyên nhân giảm cân là do mẹ bầu thường xuyên bị buồn nôn, sinh cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Một số mẹ bầu thèm chua hoặc ăn rất nhiều đồ chua để giảm nghén. Điều này có thể khiến mẹ bầu bị đau bao tử, biểu hiện bằng cảm giác cồn cào hoặc căng tức vùng dưới xương ức. Đau dạ dày khi mang thai có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

2.2. Mệt mỏi và uể oải

Ốm nghén không ăn được, nên mẹ không có đủ năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày. Ốm nghén nôn ói nhiều, nên mẹ chỉ muốn được nghỉ ngơi và không muốn làm gì cả. Cảm giác chán ăn và buồn nôn này một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Bên cạnh đó, bên trong cơ thể mẹ đang hình thành một sinh linh mới, nên mẹ cần có những đáp ứng để thích nghi với hiện tượng này. Mệt mỏi và uể oải chính là một trong những đáp ứng để thích nghi của cơ thể mẹ. 

Ngoài ra, do thay đổi của hormon, mẹ bầu còn có thể nảy sinh cảm giác lo lắng thái quá về ảnh hưởng của ốm nghén lên sức khỏe thai nhi. Điều này có thể khiến mẹ bị căng thẳng, thậm chí là stress và mất ngủ. 

Ốm nghén mệt mỏi

m nghén không ăn được, nên mẹ không có đủ năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày

2.3. Đau đầu, chóng mặt

Tương tự với mệt mỏi và uể oải, đau đầu chóng mặt cũng là một trong những đáp ứng của cơ thể mẹ để thích nghi với vật thể lạ. Lúc này, mẹ dễ cảm thấy choáng váng và xây xẩm mặt mày khi đứng lên, ngồi xuống đột ngột. Mẹ bầu khó tập trung làm việc hơn và có nhu cầu được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Thêm vào đó, do nhu cầu nuôi dưỡng 2 cơ thể, khối lượng máu của phụ nữ mang thai tăng lên. Nếu không cung cấp đủ sắt, axit folic và vitamin B12, mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt cho mẹ.

3. Nguyên nhân gây ốm nghén

Hormon HCG

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hormon HCG - một loại hormon được sản sinh ra từ nhau thai - bắt đầu hình thành và tăng mạnh. Trong khoảng thời gian này, dạ dày và khứu giác của mẹ trở nên mẫn cảm hơn. Đây là nguyên nhân chính gây ốm nghén ở mẹ bầu. 

Đặc biệt, nồng độ hormon HCG thường đạt ngưỡng cao nhất vào buổi sáng. Do đó, buổi sáng thường là khoảng thời gian mà mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và khó chịu nhất. Đây cũng là khoảng thời gian mà nồng độ của 2 hormon estrogen và progesteron tăng cao, góp phần làm hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém đi, dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón khi mang thai.

Nồng độ hormon HCG thay đổi theo tuổi thai

Nồng độ hormon HCG thay đổi theo tuổi thai

Hạ đường huyết

Bên cạnh tác động của hormon HCG, hạ đường huyết cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra ốm nghén. Đây là lý do vì sao các bác sĩ sản khoa thường khuyên mẹ bầu chuẩn bị sẵn bánh quy tại nhà. Mẹ nên ăn nhẹ với bánh quy khi vừa ngủ dậy, hoặc khi thấy đói, để tránh bị tụt đường huyết và tránh sinh cảm giác buồn nôn khó chịu.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài 2 nguyên nhân gây ốm nghén phổ biến nêu trên, có một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ bị ốm nghén của mẹ bầu, đó là:

  • Mang đa thai (thai đôi, thai ba,...).

  • Đã từng ốm nghén trong lần mang thai trước (nhẹ hoặc nặng).

  • Mẹ hoặc chị em gái của thai phụ bị ốm nghén khi mang thai.

  • Đã từng bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu.

  • Mang thai con gái.

  • Sức khỏe tinh thần không ổn định.

  • Di chuyển thường xuyên.

4. Các kiểu nghén khi mang thai

Ốm nghén thường tự khỏi sau tuần thứ 13 của thai kỳ. Do đó, đa số các mẹ bầu không cần phải đi khám bác sĩ hay điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, với một số ít mẹ bầu bị ốm nghén nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, mẹ cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời. Vậy thế nào là ốm nghén nặng? Lúc nào cần đi khám bác sĩ và điều trị bằng thuốc?

4.1. Ốm nghén nhẹ

Đa số các mẹ bầu đều gặp tình trạng ốm nghén nhẹ, với các đặc điểm cụ thể như sau:

  • Buồn nôn và nôn với tần số ít, chỉ khoảng 2 lần/ngày. 

  • Cảm giác buồn nôn kéo dài dưới 1 giờ.

  • Mẹ mệt mỏi nhưng không sút cân.

Với tình trạng ốm nghén nhẹ, mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt là có thể khắc phục phần nào các triệu chứng khó chịu.

4.2. Ốm nghén nặng và biến chứng

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng khi có các biểu hiện như sau:

  • Buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều hơn 5 lần/ngày.

  • Buồn nôn kéo dài nhiều giờ liên tục.

  • Mẹ sụt cân, mệt mỏi và mất nước nghiêm trọng.

Trong trường hợp này, mẹ bầu cần được điều trị kịp thời để tránh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Đi khám hoặc gọi ngay cho bác sĩ khi mẹ gặp các tình trạng sau:

  • Mất nước kéo dài.

  • Buồn nôn và nôn ói liên tục trong vòng 24 giờ.

  • Cảm thấy cơ thể yếu ớt, chóng mặt, choáng váng hay đau đầu liên tục.

  • Giảm 2kg hoặc nhiều hơn trong vòng 1 tuần.

  • Nôn ra máu.

  • Chảy máu âm đạo.

  • Nước tiểu đậm màu bất thường.

Mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng ốm nghén kéo dài quá 3 - 4 tháng đầu, hoặc nếu mẹ không tăng cân trong suốt thai kỳ.

Ốm nghén nặng cần nhập viện

Ốm nghén nặng cần nhập viện

5. Mẹo chữa nghén cho bà bầu

Các triệu chứng của ốm nghén thường biến mất sau tuần thứ 13 của thai kỳ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, các triệu chứng của ốm nghén vẫn ít nhiều làm mẹ khó chịu và không thể duy trì cuộc sống bình thường như trước khi mang thai. Do đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để thích nghi với tình trạng này. Dưới đây là một số cách giảm ốm nghén mà mẹ bầu nên áp dụng.

5.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm: Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn các thực phẩm giàu protein, ít béo và dễ tiêu hoá. Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ như chiên xào, tránh ăn đồ cay, nóng. Bên cạnh đó, những thực phẩm chứa tinh bột tự nhiên như chuối, cơm, bánh mì cũng giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn. Đặc biệt các món ăn có chứa gừng còn giúp mẹ ăn ngon miệng hơn, giảm cảm giác buồn nôn trong và sau khi ăn.

Uống nhiều nước: Mẹ bầu có nhu cầu bổ sung nước hàng ngày cao hơn người bình thường, khoảng 8 - 10 cốc mỗi ngày (tương đương 1,6 - 2 lít), vì ngoài đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu cho mẹ, mẹ bầu còn cần duy trì nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi.

Chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt: Không phải cứ ăn vặt là không tốt. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn bánh quy ở nhà và mang theo bên người khi đi làm để “nhấm nháp” thường xuyên. Việc nhấm ngay một miếng bánh quy nhỏ khi vừa mới ngủ dậy sẽ giúp mẹ bầu giảm hẳn cảm giác buồn nôn do đói. Quá đói hay quá no đều có thể gây buồn nôn khó chịu. 

5.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Vận động nhẹ nhàng: Nếu thời tiết cho phép, mẹ hãy mở cửa sổ phòng ngủ hoặc nơi làm việc để tạo không gian mở và hít thở không khí tự nhiên. Hãy cố gắng ra ngoài và đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc đi bộ và hít thở không khí tự nhiên sẽ giúp hệ tuần hoàn và tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, từ đó giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu do ốm nghén gây ra.

Tránh những mùi gây kích ứng: Nhận biết và tránh xa những món ăn và mùi đặc trưng, gây cho mẹ cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Súc miệng sau khi nôn: Chất nôn lưu lại trong miệng thường gây khó chịu và kích thích cảm giác buồn nôn quay trở lại. Do đó sau mỗi lần nôn, mẹ hãy súc miệng thật kỹ để tránh bị buồn nôn trở lại mẹ nhé. Bên cạnh đó, axit từ dạ dày trào ngược lên miệng có thể gây hại cho men răng. Nếu có thể, mẹ hãy súc miệng bằng một cốc nước pha với một thìa cà phê baking soda. Loại nước súc miệng này sẽ giúp trung hòa lượng axit còn sót lại trong miệng và bảo vệ men răng của mẹ đấy.

5.3. Mẹo dân gian chữa nghén

Bấm huyệt là phương pháp y học cổ truyền mà mẹ bầu có thể áp dụng để giảm triệu chứng ốm nghén ngay tại nhà. Nhiều mẹ bầu nói rằng khi bấm huyệt ở cổ tay và huyệt ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ, họ cảm thấy giảm hẳn cảm giác buồn nôn khó chịu.

Gừng: Gừng là loại thực phẩm có sẵn và dễ tìm, đã được chứng minh là an toàn và làm giảm triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ. 

Ngoài ra tác dụng giảm ốm nghén, gừng còn có những tác dụng sau:

  • Giúp tăng cường lưu thông máu, cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

  • Tác dụng lên hệ thần kinh giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng cho mẹ.

  • Kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ của mẹ.

  • Giảm đau, kháng viêm hiệu quả.

Gừng giảm nghén

Gừng giảm nghén hiệu quả

5.4. Thuốc giảm nghén cho bà bầu

Trong trường hợp ốm nghén kéo dài đến tháng thứ 4 - 5 của thai kỳ, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu sử dụng thực phẩm bổ sung như Vitamin B6 (pyridoxine) để giảm nôn hoặc thuốc Doxylamine để kiểm soát các phản ứng dị ứng khác. Nếu triệu chứng của ốm nghén vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê cho mẹ các thuốc chống nôn như Promethazin, Prochlorperazin,...

Nếu mẹ bầu bị hội chứng nôn nghén nặng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải, mẹ có thể được yêu cầu nhập viện theo dõi và truyền nước.

Sản phẩm bổ bầu Aplicap Befoma bổ sung sắt, axit folic, vitamin B6 cùng 15 vitamin và khoáng chất khác cần thiết dành cho phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú. Aplicap Befoma giúp phòng ngừa biến chứng thai sản, nguy cơ thiếu máu, dị tật thần kinh và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp tăng cường hấp thu, tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi. Vitamin B6 có trong Aplicap Befoma hỗ trợ mẹ bầu giảm nghén hiệu quả.

Bổ bầu aplicap befoma

Sản phẩm bổ bầu Aplicap Befoma

Hết nghén ăn ngon, cho con đủ chất

Mẹ bầu không cần phải lo lắng về tình trạng nôn nghén liên miên, mẹ sụt cân, con thiếu dinh dưỡng. Vinger-6 là sản phẩm dẫn đầu chương trình “Cho thai kỳ nhẹ nhàng hơn” tại Việt Nam giúp mẹ chống nôn nghén, có một thai kỳ nhẹ nhàng, con càng lớn nhanh.

Khách hàng là trung tâm

Vinger-6 được nghiên cứu bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm và hướng tới việc bán hàng bằng “Cái tâm của dược sĩ”. Chúng tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng với phương châm “Hữu ích, lịch sự và hiểu biết”. Hy vọng với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Vinger-6 sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của các bà bầu, đồng hành cùng chị em trong thai kỳ để giải quyết vấn đề ốm nghén. Để nhận được tư vấn, vui lòng nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 636 985.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Ốm nghén mà mẹ bầu cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng rằng, qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để trang bị chu đáo cho hành trình chào đón con yêu của mình, mẹ nhé! 

Omnghen.vn chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và an yên!

Tú Oanh

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/morning-sickness

https://www.medicalnewstoday.com/articles/179633

https://www.webmd.com/baby/guide/morning-sickness-pregnant

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985