Tháng đầu thai kì có rất nhiều điều chị em còn băn khoăn, hãy cùng xem mẹ cần làm gì khi xuất hiện dấu hiệu mang thai nhé!
Dấu hiệu mang thai tháng đầu - mẹ cần làm gì
- Mẹ bầu cần đến với phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám để biết chính xác kết quả có thai hay không ngay khi có dấu hiệu mang thai. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chỉ dẫn những thông tin cơ bản cần thiết về lịch trình thăm khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, máu cũng như dự đoán ngày sinh của bé.
- Cần phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý không chỉ trong tháng đầu tiên mà cả trong suốt 9 tháng mang thai.
- Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp giúp cho sự phát triển của em bé và giúp tăng cường sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành chọn lựa những hình thức vận động nào.
- Bạn nên lựa chọn loại áo ngực vừa vặn để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tránh mặc loại áo ngực quá chật không vừa sẽ khiến ngực bị cọ sát và gây đau.
- Bạn có thể ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Tránh các thực phẩm kích thích dạ dày nhu đồ chiên, rán, đồ ăn có dậy mùi khó chịu, chất béo. Ngoài ra, Bạn có thể uống thêm nhiều nước, uống trà gừng, ăn vặt để quên đi cảm giác buồn nôn và lấn át những mùi khó chịu.
- Nếu thấy cơ thể có những thay đổi bất thường cần lập tức đến với phòng khám để được bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không được lơ là và chủ quan với sức khỏe bản thân mình.
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý suốt 9 tháng mang thai
- Cần phải tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại...
- Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái.
- Đi bộ nhiều. Không thức khuya.
- Thêm 1-2 chiếc gối ôm để ngủ thoải mái, dễ chịu hơn.
- Thử ngồi xuống, nâng cao chân lên rồi xuống. Mang giày phù hợp, tránh mặc quần áo chật, không nên ăn mặn và uống nước nhiều.
- Bạn luôn cần sự động viên, hỗ trợ từ anh xã và người thân, bạn bè.
- Thuộc lòng những thực phẩm “cấm kỵ” như đu đủ xanh, quả rứa, rau ngót… bởi đây là nhóm thực phẩm có thể gây co bóp tử cung mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Học hỏi, bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho việc chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng hơn, nhằm chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé được chu đáo hơn.
Những câu hỏi thường gặp trong tháng đầu thai kì
Dấu hiệu mang thai tháng đầu chị em phụ nữ có giống nhau không?
Những dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên của mỗi người phụ nữ là không giống nhau, từ lúc bắt đầu thai kỳ đến khi kết thúc. Thực tế, những dấu hiệu mang thai này cũng giống như kinh nguyệt, mỗi người phụ nữ sẽ có một chu kỳ và biểu hiện riêng. Cho nên, việc khác biệt trong dấu hiệu mang thai cũng là điều dễ hiểu. Không phải ai cũng phải chịu đựng tất cả những dấu hiệu mang thai, đa số sẽ có khoảng 5 dấu hiệu để nhận biết.
Nhiều người có thể hoàn toàn không có các dấu hiệu và họ không hề biết mình đã mang bầu cho đến khi thai lớn và đã mất kinh hơn 2 tháng. Và cho dù các chị em có những dấu hiệu mang thai hay không, thì cách tốt nhất để biết chắc chắn là sử dụng que thử.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau :
- Do cấu trúc gen: Việc xuất hiện các dấu hiệu khác nhau là do gen quy định, giống như việc ngoại hình của mỗi người đều không giống nhau vậy.
- Do tình trạng thể chất: Mỗi người sẽ có một thể trạng riêng không ai giống ai, nên việc những dấu hiệu mang thai cũng khác nhau.
Có thai 1 tháng bụng đã to chưa?
Tùy từng cơ địa của chị em phụ nữ mà kích thước bụng bầu của các mẹ theo từng thai kỳ sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết khi thai nhi được 1 tháng tuổi thì bà bầu khó có thể nhận biết được sự thay đổi về kích cỡ của vòng bụng mình. Thường thì khi thai nhi được 3 tháng tuổi, lúc này bụng và cả vòng 1 sẽ to lên tương đối khiến chị em phụ nữ dễ dàng nhận thấy hơn.
Thử thai 2 vạch - dấu hiệu mang thai sớm
Có thai 1 tháng có nên quan hệ không?
Chị em có thể quan hệ trong 3 tháng đầu nếu như không có các dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi như tiền sử sảy thai, thai lưu,... Một lưu ý dành cho các mẹ mang thai lần đầu là nên hạn chế việc quan hệ để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định trong tử cung. Khi quan hệ cần lựa chọn tư thế phù hợp và nhẹ nhàng.
Mẹ bầu nên ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thức ăn nhóm đạm (thịt, cá, sữa, trứng,...), chất sắt (tim, gan, cật,...), canxi (tôm, cua, đậu đổ,...), ăn nhiều rau xanh và trái cây để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu cần bổ sung acid folic mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Mẹ bầu cần tránh những thức ăn quá hạn hay các loại củ quả đã mọc mầm, các loại thịt tái, thức ăn hôi thiu,...Tránh xa đồ cay nóng, không hút thuốc và sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cafe,...
Sản phẩm giảm bớt hiện tượng nôn ói trong những tháng thai kỳ
Ốm nghén là dấu hiệu sớm của thai kì. Vậy bà bầu ốm nghén ăn gì?
Từ xưa, ông cha ta đã hay sử dụng gừng để giảm hiện tượng buồn nôn hay nôn ói - dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Nhưng vì gừng tươi khá nồng và cay nên nhiều chị em không thể sử dụng được gừng tươi. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm là chế phẩm của gừng, có thể thay thế gừng tươi trong việc giảm nôn ói. Nổi bật là sản phẩm Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger-6
Với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như: gừng, Vitamin B6. Vinger-6 mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho chị em nhờ sự nhỏ gọn, tiện lợi cũng như hiệu quả điều trị của sản phẩm. Miếng ngậm giảm ốm nghén được bào chế bằng công nghệ tiên tiến nhất, dưới sự chứng nhận của KFDA- Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (tiền thân là Cục An toàn Thực phẩm của Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hàn Quốc ) về hiệu quả sử dụng và tính an toàn với người sử dụng.
Với sự hiệu quả tức thì ngay sau lần sử dụng đầu tiên nhờ dạng bào chế miếng ngậm tan rã trong miệng. Miếng ngậm đã mang lại sự hài lòng và tin tưởng bởi hàng nghìn mẹ bầu trên thế giới
Sản phẩm có xuất xứ Hàn Quốc và được nhập khẩu, phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Dược Hunmed.
"Mẹ nên đi khám thai định kỳ" - BS CKII Trần Ngọc Đính - trưởng khoa D5, bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết
Lời khuyên của bác sĩ
- Dùng que thử thai và xét nghiệm HCG nếu nghi ngờ mình có thai.
- Khi mang thai ở tháng đầu tiên, bạn nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ. Hãy nhớ đây là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ đều có thể xảy ra và việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
- Cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo.
- Các mẹ cần tìm hiểu xem khám thai ở địa chỉ nào cho an toàn, nên theo 1 bác sĩ chuyên. Khám thai sớm cũng giúp mẹ xem tình hình phát triển của con, xem thai đã làm tử cung làm tổ hay chưa, có gặp trục trặc gì không,…
Tới bệnh viện khi gặp các dấu hiệu nguy hiểm như :
- Mờ mắt.
- Có một vùng, bộ phận nào đó nóng và đau.
- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn kéo dài hơn 24h.
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau đầu hoặc ngất xỉu.
- Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.
- Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.
- Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh. Đây là một trong các dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
- Hy vọng các bà mẹ tương lai sẽ có thêm nhiều kiến thức thực sự hữu ích liên quan đến mang thai, thai nghén. Đồng thời, cũng giúp cho mẹ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch cá nhân, chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi được tốt nhất ngay từ những ngày đầu
Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Đinh Thanh Huyền các bạn nhé:
- 3 tháng đầu không uống sắt có sao không? Cách chọn sắt
- Siêu âm có túi thai là có bầu chưa? Dự đoán tuổi thai qua kích thước túi thai
- dấu hiệu thai nghén tuần đầu và những vấn đề liên quan
- Mẹ bầu cần làm gì khi xuất hiện dấu hiệu mang thai tháng đầu
- [Báo afamily] Ngoài trễ kinh thì đây cũng là những dấu hiệu sớm nhất cho biết bạn đã mang thai
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.