Nhu cầu sắt của bà bầu trong thai kỳ & hướng dẫn bổ sung đúng cách

Trong suốt thai kỳ, sắt là một trong những vi chất không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Thiếu hay thừa sắt đều để lại những nguy cơ sức khỏe đáng lưu tâm. Do đó việc hiểu rõ nhu cầu sắt cho bà bầu cũng như cách bổ sung đúng - hiệu quả là vô cùng cần thiết. 

Tầm quan trọng của bổ sung sắt trong thai kỳ

Sắt là một trong những vi chất thiết yếu, đảm nhận vai trò vận chuyển oxy vào máu nhờ sự tham gia cấu thành hemoglobin - một loại protein quan trọng của hồng cầu. Với phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để đáp ứng cho cả mẹ và thai nhi. Và ngoài việc tham gia vào quá trình tạo máu, não còn giúp phát triển não bộ và hỗ trợ hệ miễn dịch của thai nhi. 

Theo các chuyên gia, trong thai kỳ, lượng máu của mẹ tăng khoảng 50% so với bình thường để cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sắt tăng lên tương ứng. Nếu không được bổ sung đầy đủ, người mẹ dễ bị thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và tăng nguy cơ sinh non.  

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, thiếu sắt còn có thể khiến thai nhi gặp các vấn đề nghiêm trọng như nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai hoặc em bé chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, thiếu sắt cũng khiến sức đề kháng của mẹ yếu ớt hơn, dễ mắc bệnh hơn bình thường.

Tầm quan trọng của sắt trong thai kỳ 

Nhu cầu sắt cho bà bầu

Vào mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, nhu cầu sắt của mẹ bầu lại thay đổi:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): Ở giai đoạn này, nhu cầu sắt của mẹ chưa tăng nhiều do sự phát triển của thai nhi còn hạn chế. Thông thường mẹ chỉ cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày. 
  • Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt hệ tuần hoàn và não bộ. Lúc này bà bầu cần khoảng 30 - 60mg sắt mỗi ngày. 
  • Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Ở giai đoạn này, nhu cầu sắt đạt mức cao nhất để mẹ chuẩn bị cho quá trình sinh nở và nuôi con bằng sữa. Lượng sắt khuyến nghị là 60mg/ngày. 

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày, các chuyên gia cũng khuyến khích thai phụ nên dự trữ thêm sắt để bù đắp lượng máu mất trong khi sinh nở. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cực kỳ quan trọng. Bởi đây là bước để bác sĩ giúp mẹ điều chỉnh chế độ bổ sung cho phù hợp. 

Bổ sung thừa hay thiếu sắt có sao không?

Bổ sung thừa hay thiếu sắt đều để lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé. Nếu bà bầu không được cung cấp đủ sắt, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của thiếu máu, bao gồm: 

  • Da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở. 
  • Chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh. 
  • Tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sinh. 

Việc thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Hậu quả là em bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể. 

Ngược lại, nếu mẹ bầu bổ sung quá liều cũng gây ra rất nhiều hệ lụy như:

  • Buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Tích tụ sắt trong gan và tim, dẫn đến tổn thương các cơ quan này. 
  • Ảnh hưởng đến sự hấp thu các vi chất khác như kẽm và canxi. 

Chính vì thế, một điều chắc chắn mẹ cần nhớ là bổ sung sắt theo đúng hàm lượng chỉ định của bác sĩ. Mẹ tránh tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thực phẩm chức năng hàng ngày.

 

Một số triệu chứng khi mẹ bầu thiếu sắt

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho mẹ bầu

Sắt vốn được biết đến là khoáng chất khó hấp thu. Do đó nếu không chú ý bổ sung đúng cách cũng rất dễ gây thiếu hoặc thừa sắt. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho mẹ trong thai kỳ:

  • Sử dụng thực phẩm giàu sắt: Các loại thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp sắt an toàn và hiệu quả nhất. Một số thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (bò, cừu), gia cầm, cá, các loại hạt (hạt chia, hướng dương), rau xanh có màu đậm (cải bó xôi, cải xoăn,...), đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt hoặc sản phẩm từ đậu,... 
  • Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt từ thực vật. Mẹ bầu nên kết hợp bữa ăn với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, ớt chuông,...
  • Tránh thực phẩm gây cản trở hấp thu sắt: Một số thực phẩm có khả năng làm giảm hấp thu sắt bao gồm trà, cà phê, sữa và các sản phẩm từ sữa. Mẹ bầu nên tránh dùng chúng cùng lúc với bữa ăn chính. 
  • Sử dụng đúng thời gian khuyến nghị: Sắt dễ bị ảnh hưởng bởi khoáng chất bổ sung hoặc thức ăn. Do đó thời điểm lý tưởng nhất để mẹ sử dụng là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn ít nhất 2 giờ. 
  • Khám thai định kỳ: Trong suốt thai kỳ, việc xét nghiệm máu định kỳ giúp mẹ xác định rõ tình trạng cơ thể thiếu sắt hay thừa sắt. Nhờ đó mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc liều lượng thực phẩm bổ sung hợp lý. 
  • Sử dụng viên uống theo chỉ định: Một số trường hợp mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu sắt qua chế độ ăn, bác sĩ thường kê thêm viên uống bổ sung sắt. Các trường hợp mẹ thiếu máu thiếu sắt, vấn đề chuyển hóa sắt hoặc bệnh lý chảy máu cũng tương tự. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tuân thủ liều lượng được khuyến cáo để tránh nguy cơ thừa hoặc thiếu sắt. 

Có thể nói sắt là một trong những khoáng chất không thể thiếu với sức khỏe mẹ bầu trước - trong - sau thai kỳ. Việc bổ sung sắt đúng cách không chỉ giúp mẹ tránh được rủi ro sức khỏe và đảm bảo em bé phát triển toàn diện. Để hiệu quả tốt nhất, mẹ cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với sự tư vấn của chuyên gia. 

Để hiểu rõ hơn nhu cầu sắt cho bà bầu, mẹ có thể xem thêm tại ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

 

Sắt sinh học là dòng sắt được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Liệu sắt sinh học có thực sự tốt như lời đồn không? Sắt sinh học với sắt vô cơ khác nhau như thế nào? Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn bổ sung đúng loại sắt để có hiệu quả nhất thông qua bài viết sau:

Sắt vô cơ và sắt sinh học là gì?

Sắt vô cơ

Sắt vô cơ là dạng sắt kết hợp với gốc muối vô cơ. Đây là dạng sắt đã có từ rất lâu và được sử dụng phổ biến vào nhiều năm trước.

Sắt vô cơ chứa lượng sắt nguyên tố cao, lên đến 20%. Tuy nhiên, nó thường khó hấp thu và để lại nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá. Khi được bổ sung vào cơ thể, ion sắt giải phóng ồ ạt khiến hệ tiêu hoá không kịp hấp thu hết. Điều này gây ra các rối loạn và tác động xấu đến hệ tiêu hoá như kích ứng dạ dày, táo bón, nóng trong,...

Hơn nữa, sắt vô cơ thường rất tanh, khó uống. Không phải ai cũng có thể uống được loại sắt này.

Với những đặc điểm trên, sắt vô cơ hiện nay ít được sử dụng và thay vào đó là sắt hữu cơ, sắt sinh học.

[caption id="attachment_2000" align="aligncenter" width="750"]Sắt sinh học với sắt vô cơ khác nhau thế nào? Sắt sinh học với sắt vô cơ khác nhau thế nào?[/caption]

Sắt sinh học

Sắt sinh học là một khái niệm khá mới và chưa được nhiều người biết đến nhờ được ứng dụng công nghệ Liposome. Khác hoàn toàn với những dòng sắt truyền thống, các phân tử sắt sinh học được bao bọc bởi lớp màng liposome. Màng liposome được bao bọc bởi một hay nhiều lớp màng phospholipid kép và có cấu trúc tương đồng với màng tế bào. Do đó, sắt sinh học rất thân thiện với hệ tiêu hoá.

Hơn nữa, chính nhờ lớp màng liposome, sắt sinh học đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các dòng sắt truyền thống khác: Hấp thu cao, không gây ra các tác dụng phụ…

[caption id="attachment_1999" align="aligncenter" width="700"]Các phân tử sắt sinh học được bọc thêm lớp màng liposome Các phân tử sắt sinh học được bọc thêm lớp màng liposome[/caption]

Sắt sinh học với sắt vô cơ khác nhau như thế nào?

So với sắt vô cơ, sắt sinh học mang nhiều điểm khác biệt và nhiều điểm nổi bật hơn hẳn:

  • Sắt sinh học có công nghệ hiện đại hơn: Sắt vô cơ chỉ là phân tử sắt đơn thuần, sắt sinh học có thêm lớp màng liposome bao bọc ngoài phân tử sắt.
  • Sắt sinh học hấp thu toàn diện hơn: Màng liposome như một “chiếc áo giáp” bao bọc và bảo vệ sắt nên phân tử sắt sinh học hấp thu không bị ảnh hưởng của các tác nhân khác như thức ăn, dịch tiêu hóa,... Ngược lại, quá trình hấp thu sắt vô cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch dạ dày, thức ăn,...
  • Sắt sinh học hấp thu tốt hơn: Sắt được vận chuyển trọn vẹn, quá trình hấp thu theo nhiều cơ chế nên sắt sinh học hấp thu cao hơn rất nhiều rất so với sắt vô cơ.
  • Sắt sinh học hạn chế tác dụng phụ: Sắt sinh học hấp thu cao, thân thiện với cơ thể nên không gây ra các tình trạng táo bón, nóng trong, kích ứng hệ tiêu hoá. Sắt vô cơ lại giải phóng ồ ạt và để lại nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Sắt sinh học dễ uống hơn: Màng bao liposome đã giấu đi vị tanh của sắt nên khi uống sắt sinh học hoàn toàn không thấy một dư vị kim loại nào cả. Sắt vô cơ lại được đánh giá là rất khó uống vì hàm lượng sắt nguyên tố cao, vị tanh rất nồng.
  • Sắt vô cơ có giá thành rẻ hơn: Vì được sản xuất theo công nghệ hiện đại nên sắt sinh học có giá thành cao hơn sắt vô cơ.

[tds_info]Kết luận

Với những đặc điểm trên, bạn nên lựa chọn sắt sinh học để bổ sung sắt cho cả gia đình. Sắt sinh học mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ so với sắt vô cơ[/tds_info]

Sắt sinh học Ferrolip - Sắt bột ngon, hấp thu cao

[caption id="attachment_2001" align="aligncenter" width="750"]Sắt sinh học Ferrolip - Sắt bột ngon nhất, hấp thu cao nhất Sắt sinh học Ferrolip - Sắt bột ngon nhất, hấp thu cao nhất[/caption]

Ferrolip là một dòng sắt sinh học khá được ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng như mẹ bầu, mẹ sau sinh, người có nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể. Sắt sinh học Ferrolip sở hữu nhiều điểm vượt trội như:

  • Khả năng hấp thu cao: Nhờ cấu trúc tương đồng với màng tế bào tại ruột, sắt sinh học sẽ dung hoà với màng và hấp thu từ từ tại tế bào M theo nhiều cơ chế.
  • Sắt được bảo vệ và hấp thu trọn vẹn tại ruột: Sắt được bao bọc trong màng nên không bị các ảnh hưởng của dịch dạ dày, thức ăn,...
  • Không gây ra các tạc dụng không mong muốn giống sắt vô cơ như kích ứng, nóng trong hay táo bón.
  • Hàm lượng cao: Mỗi gói sắt sinh học Ferrolip chứa 30mg sắt nguyên tố. Hơn nữa sắt lại được hấp thu toàn diện nên chỉ cần 01 gói mỗi ngày là đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
  • Dạng bột buccal tan ngay trong miệng, không cần nước để hoà tan. Dạng gói nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng đem theo bên mình và có thể uống bất kỳ lúc nào.
  • Hương chanh thơm ngon, không để lại dư vị kim loại khó uống. Đặc biệt, sắt sinh học Ferrolip đã chinh phục vị giác của hơn 200 đầu bếp và chuyên gia trên toàn thế giới và nhận giải thưởng Hương vị cao cấp 𝐒𝐔𝐏𝐄𝐑𝐈𝐎𝐑 𝐓𝐀𝐒𝐓𝐄 𝐀𝐖𝐀𝐑𝐃 do Viện Hương vị Quốc tế của Brussels trao tặng.
  • Nhập khẩu từ Italy, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Đo đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sắt sinh học Ferrolip.

Bài viết “Sắt sinh học với sắt vô cơ khác nhau như thế nào?” đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về sắt sinh học Ferrolip và sắt vô cơ để bạn có lựa chọn đúng đắn cho sức khoẻ bản thân. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Ferorlip qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985