Axit folic có tác dụng gì cho bà bầu, 2 cách bổ sung và 4 lưu ý trong suốt thai kỳ

Axit folic có tác dụng gì cho bà bầu

Hầu hết mẹ bầu đều đã nghe đến axit folic và biết rằng cần bổ sung vi chất này trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì sao cần bổ sung và thực tế axit folic có tác dụng gì cho bà bầu thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây của Aplicaps sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này, đồng thời giới thiệu thêm 2 cách bổ sung cùng 4 lưu ý khi bổ sung acid folic cho mẹ.

Axit folic có tác dụng gì cho bà bầu?

Axit folic là vi chất liên quan trực tiếp đến hàng loạt các chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm sự hình thành các tế bào, tổng hợp và sửa chữa vật chất di truyền (RNA và DNA).

Đặc biệt, axit folic còn cần thiết cho sự hình thành nhân heme trong các tế bào hồng cầu. Phải có nhân heme thì hồng cầu mới có thể vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể.

Bà bầu uống acid folic

Axit folic có tác dụng gì cho bà bầu?

Đối với phụ nữ có thai, khi nhu cầu tạo máu tăng cao để đáp ứng việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, axit folic lại càng là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu. Dưới đây là những vai trò của axit folic đối với phụ nữ có thai mà mẹ nên biết:

  • Phòng ngừa tình trạng thiếu máu: Cùng với vitamin B12 và Sắt, axit folic là nguyên tố không thể thiếu trong chu trình tạo hồng cầu của cơ thể. Vì vậy, bổ sung đủ axit folic mỗi ngày sẽ giúp mẹ phòng ngừa được tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, xanh xao.
  • Ngừa dị tật ống thần kinh cho bé: folate (hoạt chất của axit folic) là nguyên tố tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành ống thần kinh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do vậy, bổ sung axit folic sẽ bảo vệ bé khỏi các khuyết tật ống thần kinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tủy sống và não của em bé, chẳng hạn như tật nứt đốt sống, hở hàm ếch và thai vô sọ.
  • Hạn chế nguy cơ sinh non: Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Thủ đô Bắc Kinh về tình trạng sinh non cho thấy rằng việc bổ sung axit folic làm giảm nguy cơ sinh non. Đặc biệt, bắt đầu bổ sung axit folic trước khi thụ thai cho thấy hiệu quả tốt hơn sau khi thụ thai. (1)
  • Phòng ngừa tiền sản giật của mẹ bầu: Bổ sung axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Bởi lẽ, axit folic có tác dụng ngăn ngừa tổn thương lớp nội mạc mạch máu của nhau thai đang phát triển và cải thiện khả năng làm tổ của nhau thai.
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư: Axit folic đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và sửa chữa các tế bào. Nghiên cứu cho thấy rằng axit folic ngăn chặn ung thư trong giai đoạn đầu, đặc biệt, bằng chứng cho việc phòng ngừa là mạnh nhất đối với bệnh ung thư đại trực tràng.

Bởi những vai trò vô cùng quan trọng trên, nên việc bổ sung axit folic mỗi ngày đối với mọi người, đặc biệt là mẹ bầu nói chung và trong 3 tháng đầu thai kỳ nói riêng là rất cần thiết. Theo dõi phần kế tiếp để biết được lượng bổ sung an toàn và hiệu quả nhất mẹ nhé!

Lượng acid folic cần thiết cho phụ nữ có thai

acid folic cần thiết cho quá trình mang thai

Tùy theo giai đoạn mà nhu cầu acid folic của bà bầu thay đổi 

Nhu cầu axit folic của cơ thể ở mỗi giai đoạn mang thai là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh thực phẩm tự nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung axit folic bằng viên uống, với liều lượng như sau:(( Folate Content and Yolk Color of Hen Eggs from Different Farming Systems. Truy cập ngày 29/03/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7919826/))

  • Trước khi có thai: 400mcg
  • 3 tháng đầu thai kỳ: 600mcg
  • 3 tháng giữa thai kỳ: 600mcg
  • 3 tháng cuối thai kỳ: 600mcg
  • Cho con bú: 500mcg.(2)

2 cách bổ sung acid folic cho bà bầu an toàn hiệu quả

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được folate, mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thực phẩm hằng ngày hoặc viên uống bổ sung. Vậy có những nguồn thực phẩm nào giàu folate? Lựa chọn viên uống bổ sung axit folic như thế nào? Mẹ hãy theo dõi trong phần dưới đây.

Cung cấp acid folic cho phụ nữ có thai qua thực phẩm hàng ngày

Dưới đây là một số thực phẩm chứa axit folic an toàn mà mẹ bầu có thể thêm vào chế độ ăn hằng ngày.

Thịt đỏ

thịt bò chứa nhiều axit folic tốt cho bà bầu

Cung cấp acid folic cho phụ nữ có thai qua thực phẩm hàng ngày

Hầu hết các loại thịt đỏ chứa hàm lượng axit folic ở mức trung bình cao. Ước tính, mỗi 100g thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc cung cấp khoảng 11 mcg axit folic.

Trứng

Bên cạnh một lượng lớn vitamin A, D, E, K, B1, B2, B5, B6 và B12, axit folic cũng được tìm thấy trong trứng với hàm lượng khá cao. Một quả trứng có thể cung cấp 10% giá trị hàng ngày cho folate. Mặt khác, trứng cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào, không chứa gluten tự nhiên và chứa ít tinh bột.

Rau xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, măng tây, rau diếp và rau cải rất giàu folate. Người ta ước tính được rằng, trung bình trong 100g rau xanh có thể chứa đến 26 mcg axit folic.

Các loại đậu

Các loại đậu chứa lượng lớn acid folic tốt cho bà bầu

Mỗi loại đậu chứa hàm lượng axit folic khác nhau. Tuy nhiên, khi tính ra mức trung bình, cứ 100g đậu có khả năng cung cấp được 33 mcg folate, chiếm khoảng 8% lượng khuyến nghị hằng ngày.

Gan động vật

Gan là cơ quan lưu trữ chính của folate. Vì vậy, gan động vật thường chứa một lượng lớn vi chất dinh dưỡng này. Tổng hàm lượng folate trong 100g gan động vật được thử nghiệm dao động từ 419 đến 1289 mcg. (3)

Sản phẩm Befoma bổ sung đủ acid folic cho quá trình mang thai và cho con bú

Mặc dù thực phẩm ăn thường ngày có chứa một lượng khá dồi dào axit folic. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, lượng folate tối đa mỗi người nhận được nhờ thực phẩm không quá 100mcg. Do vậy, để đủ lượng vi chất cơ thể cần, ngoài nguồn thực phẩm, mẹ bầu cần bổ sung bằng viên uống tổng hợp.

Sở hữu những ưu điểm để tăng sinh khả dụng, giúp mẹ bầu dễ dàng hấp thu axit folic, Bổ bầu Aplicap Befoma là dòng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng được các bác sĩ khuyên dùng.

Bổ bầu Befoma cung cấp acid folic nhanh không cần các bước hấp thụ phức tạp

Bổ bầu Aplicaps có những đặc điểm nổi trội như:

  • Acid folic thế hệ thứ 4 - quatrefolic, hàm lượng đầy đủ 600mcg trong 1 viên uống. Quatrefolic hấp thu trực tiếp vào máu và không qua quá trình chuyển hoá tại ruột và gan. Do đó giúp viên uống đạt được sinh khả dụng ở mức cao nhất.
  • Sắt amin: Là dạng sắt hữu cơ có khả năng hấp thu cao nhất trên thị trường, giảm thiểu tác dụng phụ gây táo bón.
  • 16 vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ như canxi, magie, vitamin A, C, D, E, K… với hàm lượng đúng chuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới

Như vậy, bằng việc bổ sung đúng, đủ lượng của 18 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu trước, trong và sau thai kỳ, Aplicap Befoma giúp tăng cường dinh dưỡng toàn diện cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp em bé ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Giải đáp thắc mắc của phụ nữ có thai về acid folic

Tại sao ăn đủ thực phẩm mà vẫn thiếu acid folic?

Trả lời:

Khi vào cơ thể, axit folic phải trải qua 5 bước chuyển hoá mới có thể biến đổi thành dạng có tác dụng được. Vì vậy, quá trình hấp thu phụ thuộc rất nhiều vào các men chuyển hóa folate. Một số mẹ bầu thiếu men chuyển hóa dẫn đến khả năng hấp thu kém, từ đó, lượng bổ sung cho cơ thể là không đủ mặc dù đã ăn đủ thực phẩm.

Cách khắc phục: 

Mẹ nên lựa chọn bổ sung axit folic dưới dạng quatrefolic - acid folic thế hệ 4 chuyển hoá ngay thành dạng có tác dụng khi đi vào cơ thể nên ưu việt hơn acid folic từ thực phẩm.

Uống sắt và axit folic cùng lúc được không?

Trả lời: Cùng với axit folic và vitamin B12, sắt là nguyên tố thứ 3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Do vậy, mẹ nên bổ sung sắt kèm axit folic cùng lúc để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Uống acid folic bị táo bón thì phải làm sao?

Trả lời: Uống acid folic có thể bị táo bón là do thành phần sắt đi kèm trong viên uống ở dạng khó hấp thu.

Cách khắc phục: Mẹ nên lựa viên uống có sắt dễ hấp thu như sắt amin (sắt bisglycinate) để giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó mẹ bầu cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để tăng cường hệ lợi khuẩn đường ruột.

Bà bầu uống thừa acid folic thì phải làm sao?

Trả lời: Liều lượng tối đa khuyến cáo khi bổ sung axit folic là 1000mcg/ngày. Việc uống thừa acid folic có thể dẫn đến tác dụng phụ trên não bộ thai nhi. Vì vậy, tốt hơn hết, mẹ nên bổ sung đúng lượng khuyến cáo mẹ nhé!

Nên uống acid folic vào thời điểm nào?

Trả lời: Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng nên uống thực phẩm bổ sung, như axit folic, vào buổi sáng. Quá trình tiêu hóa vào ban đêm diễn ra chậm lại, vì vậy, uống vitamin vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, đối với một số người, các loại vitamin B như axit folic có thể kích thích sự trao đổi chất và chức năng não với tốc độ cao, có thể khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ giải đáp thắc mắc “axit folic có tác dụng gì cho bà bầu”, đồng thời hướng dẫn mẹ cách bổ sung và những lưu ý cần thiết. Hy vọng rằng qua đó, mẹ bầu sẽ biết cách bổ sung hiệu quả và an toàn nhất.

Để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia thai kỳ, mẹ vui lòng liên hệ hotline của Aplicaps là 1900 636 985 (nhánh số 2).

(1) - Supplementation of folic acid in pregnancy and the risk of preeclampsia and gestational hypertension: a meta-analysis. Truy cập ngày 29/03/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6153594/

(2) -  Folate Content and Yolk Color of Hen Eggs from Different Farming Systems. Truy cập ngày 29/03/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7919826/

(3) - Effect of Different Cooking Methods on Folate Content in Chicken Liver. Truy cập ngày 29/03/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7600162/

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985