[Cảnh báo] Những điều bạn phải biết về cách bổ sung axit folic cho bà bầu

Bổ sung axit folic cho bà bầu

Các mẹ bầu thường truyền tai nhau rằng nên bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ vì sao phải bổ sung axit folic. Vậy axit folic có tác dụng gì? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được khái niệm cũng như cách bổ sung axit folic cho bà bầu hiệu quả, từ đó giúp mẹ xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho thai kỳ, mẹ nhé.

1. Axit folic là gì? Folate và axit folic có khác nhau không?

Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9) là một vitamin nhóm B tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Không chỉ là 1 trong 13 vi chất thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày của người bình thường, axit folic còn là một vi chất không thể thiếu cho thai kỳ, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ nếu mẹ bầu biết bổ sung đúng lúc.

Vậy folate là gì? Folate và axit folic có khác nhau không?

Thực tế, folate và axit folic đều là một dạng của vitamin B9, hay còn gọi là dẫn chất của vitamin B9 theo ngôn ngữ khoa học. Folate và axit folic có tác dụng tương tự nhau, chỉ khác nhau ở nguồn gốc. Folate là dạng vitamin B9 tự nhiên có trong rau củ quả và các loại thực phẩm. Còn axit folic là dạng vitamin B9 tổng hợp, có trong các viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sản sinh hồng cầu và tạo máu của mẹ bầu tăng lên 50%. Do đó, lượng folate từ thực phẩm không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ. Cần bổ sung vitamin B9 cho bà bầu thông qua viên uống, đặc biệt là trong các giai đoạn 3 tháng trước khi mang thai, 3 tháng đầu thai kỳ, để mẹ có đủ dinh dưỡng cho tạo máu và phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho con.

2. Axit folic có tác dụng gì?

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai bổ sung đủ axit folic sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh về ống thần kinh như vô sọ, nứt đốt sống. Thiếu axit folic không chỉ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ mà còn gây nên tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, biểu hiện bằng triệu chứng mệt mỏi, suy giảm thể lực và trí nhớ.

2.1. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Dị tật ống thần kinh là một loại khiếm khuyết về não bộ và cột sống ở thai nhi. Ban đầu, ống thần kinh là một dải mô nhỏ trong phôi thai. Qua thời gian, dải mô này dần gập vào phía trong, đến ngày thứ 28 của thai kỳ thì tạo thành một ống kín là cột sống. Nếu ống thần kinh không đóng kín, não bộ và cột sống sẽ bị khiếm khuyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Có 3 loại dị tật ống thần kinh thường gặp:

  • Tật nứt đốt sống (hay tật hở ống sống) hình thành do ống thần kinh không ở vùng thắt lưng không đóng kín làm lộ tủy sống ra ngoài. Trẻ bị tật này thường gặp các biến chứng như khó vận động, thậm chí là không thể vận động; mất khả năng kiểm hoạt hoạt động đại, tiểu tiện; bị não úng thủy...

  • Tật vô sọ là dị tật ống thần kinh nghiêm trọng nhất, đặc trưng bởi tình trạng thai nhi thiếu một phần hoặc toàn bộ đại não, mất đi các vùng não điều khiển suy nghĩ, hoạt động nghe, nhìn, sờ và không có xương bao phủ bên ngoài não bộ. Trẻ bị vô sọ đều chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay sau sinh.

  • Tật thoát vị não là tình trạng não bị lộ ra ngoài xương sọ và chỉ được da bao bọc. Trẻ bị thoát vị não có thể sống được nếu điều trị nhưng sẽ bị khuyết tật nặng về tâm thần.

Mẹ bổ sung đủ axit folic trong thời kỳ trước và trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp phòng ngừa được các dị tật nghiêm trọng này ở thai nhi.

Dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Tật vô sọ và nứt đốt sống ở thai nhi

2.2. Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai 

Axit folic không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi mà còn mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người mẹ:

  • Tăng khả năng thụ thai: nghiên cứu cho thấy, với những phụ nữ đang mong muốn có con, việc dùng viên uống có chứa axit folic giúp cho thời gian mong con ngắn hơn những phụ nữ có chế độ ăn thiếu axit folic. Bên cạnh đó, nếu cần thụ tinh ống nghiệm thì một chế độ ăn cung cấp đủ 800mcg axit folic/ngày sẽ giúp mẹ có khả năng thụ thai cao hơn so với chế độ ăn chỉ cung cấp 400mcg/ngày.

  • Ngừa thiếu máu: axit folic đóng vai trò trong quá trình tạo máu, tạo tế bào hồng cầu. Vì thế, việc mẹ bổ sung đủ axit folic sẽ giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, từ đó phòng tránh các tai biến như sảy thai, sinh non, thai suy dinh dưỡng và các bệnh về tim mạch.

  • Giảm nguy cơ ung thư: axit folic là một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư cổ tử cung.

  • Ngăn chặn một số bệnh lý khác: ngoài các tác dụng trên, axit folic còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý khác như suy giảm trí nhớ, suy giảm thính lực, loãng xương và lão hóa do tuổi già. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng như khó ngủ, trầm cảm, bồn chồn, đau thần kinh.

Vai trò của axit folic đối với sức khỏe của mẹ

Vai trò của axit folic với sức khỏe của mẹ

3. Nhu cầu axit folic của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Nhóm đối tượng

Nhu cầu khuyến nghị (mcg)

Phụ nữ trước khi mang thai

400

Phụ nữ có thai

600

Phụ nữ đang cho con bú

500

Nhu cầu khuyến nghị axit folic cho từng nhóm đối tượng

Theo khuyến cáo, phụ nữ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong khoảng thời gian 3- 6 tháng trước khi có thai. Trong thời gian mang thai, phụ nữ được khuyên nên tăng liều lượng axit folic mỗi ngày lên 600mcg, do nhu cầu axit folic của cơ thể trong giai đoạn này tăng cao. Sau khi sinh, mẹ bỉm vẫn cần duy trì 500mcg axit folic mỗi ngày. Bên cạnh đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng nên bổ sung đủ axit folic thông qua chế độ ăn uống, để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể.

Chú ý rằng, liều lượng khuyến cáo của axit folic là từ 400 - 600mcg/ngày. Khi đó, lượng axit folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Trong trường hợp mẹ dùng quá liều axit folic (> 1000 mcg/ngày) trong thời gian dài có thể gây buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, phấn khích quá mức và nặng hơn nữa là động kinh.

 

4. Axit folic có ở đâu?

Mẹ bầu có thể bổ sung thêm axit folic vào chế độ dinh dưỡng của mình bằng 3 cách sau:

4.1. Sử dụng thực phẩm giàu axit folic

Như đã nói ở phần 1, vitamin B9 có trong thực phẩm thường tồn tại dưới dạng folate chứ không phải là axit folic. Trong đó, rau củ quả, thực phẩm lên men và thịt bò chính là nguồn thực phẩm chứa nhiều folate cho bà bầu.

Để bổ sung nhiều vitamin B9 dạng tự nhiên, các mẹ bầu nên ăn các món ăn làm từ:

  • Rau xanh, như rau bina, súp lơ, bắp cải...

  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng...

  • Măng tây

  • Ăn hoặc uống nước cam

  • Gạo lứt

  • Bánh mì đen

Bổ sung axit folic cho bà bầu

Thực phẩm giàu axit folic

4.2. Sử dụng viên uống bổ sung axit folic cho bà bầu

Do nhu cầu axit folic ở mẹ bầu tăng cao, lượng folate từ thực phẩm là không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung axit folic cho bà bầu thông qua viên uống là vô cùng cần thiết.

Trong các viên uống bổ sung, axit folic thường được kết hợp với sắt và các vitamin khoáng chất khác trong cùng một viên uống, gọi là viên vitamin tổng hợp, hoặc viên bổ bầu đa vi chất. Liều lượng của axit folic trong các loại viên uống này thường dao động từ 400 - 600mcg, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.

4.3. Uống sữa bầu

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại sữa bầu cũng có một lượng nhỏ axit folic trong thành phần. Do đó, bên cạnh việc bổ sung axit folic bằng viên uống và thực phẩm, mẹ bầu có thể bổ sung thêm bằng các loại sữa dành cho bà bầu này.

5. Bổ sung axit folic cho bà bầu như thế nào?

5.1. Bổ sung axit folic từ khi nào?

Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng, thai phụ nên bổ sung axit folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, duy trì trong suốt thai kỳ và kéo dài tối thiểu 1 tháng sau sinh.

5.2. Bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ?

Ngoài liều lượng được khuyến nghị: 400mcg cho phụ nữ trước khi mang thai, 600mcg cho phụ nữ có thai và 500mcg cho phụ nữ đang cho con bú, các đối tượng sau đây sẽ được áp dụng liều cao hơn (khoảng 5000 mcg/ngày):

  • Người bị tiểu đường

  • Vợ hoặc chồng mắc khuyết tật ống thần kinh

  • Lần mang thai trước thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh

  • Có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh

  • Người bị động kinh

  • Người nghiện rượu nặng

5.3. Những lưu ý khi bổ sung axit folic

Axit folic rất dễ bị thay đổi tác dụng khi kết hợp với các loại thuốc khác, vì thế mẹ bầu hãy cẩn thận khi sử dụng axit folic cùng với các loại thuốc khác. Tốt nhất, mẹ nên báo cho bác sĩ biết về các thuốc mình đang dùng, để bác sĩ cho lời khuyên và hướng dẫn mẹ sử dụng hợp lý.

Mẹ hãy ghi nhớ 4 lưu ý sau:

  • Không kết hợp axit folic với thuốc chống viêm: nhóm thuốc này làm thay đổi chuyển hóa của axit folic, làm mất tác dụng bổ máu và giảm tác dụng chống dị tật ống thần kinh của loại vitamin này.

  • Cẩn thận khi sử dụng cùng với thuốc dạ dày: axit folic chủ yếu hấp thu ở dạ dày nhờ axit dịch vị. Nồng độ axit cao giúp axit folic dễ hòa tan và dễ được hấp thu hơn. Việc dùng thuốc dạ dày sẽ làm giảm tiết axit, từ đó hạn chế khả năng hấp thu axit folic.

  • Không uống thuốc hạ mỡ máu và axit folic cùng lúc: thuốc hạ mỡ máu cholestyramin làm giảm lượng cholesterol có trong máu, từ đó làm giảm khả năng hấp thu axit folic ở ruột. Nếu bắt buộc phải sử dụng cả 2 loại thuốc, mẹ nên uống axit folic trước 2-3 giờ.

  • Nói không với rượu: rượu được chứng minh là một trong những nguyên nhân làm giảm hấp thu axit folic trong ruột. Bên cạnh đó, rượu còn tác động trực tiếp lên hoạt tính của axit folic làm mất tác dụng.

Những lưu ý khi bổ sung axit folic

Những lưu ý khi bổ sung axit folic

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Mẹ bầu nào có nguy cơ bị thiếu axit folic?

Mẹ bầu mắc các tình trạng sau có nguy cơ bị thiếu axit folic cao hơn người bình thường:

  • Suy dinh dưỡng hoặc nghiện rượu

  • Khả năng hấp thu kém, do bệnh celiac hoặc do sử dụng thuốc phenytoin, sulfasalazine...

  • Mắc bệnh ung thư

  • Có bệnh về máu, như thiếu máu hồng cầu hình liềm

  • Cơ thể đang bị nhiễm trùng

6.2. Uống canxi và axit folic cùng lúc được không?

Axit folic và canxi là 2 vi chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, chúng hoàn toàn có thể sử dụng cùng với nhau mà không gây ra phản ứng phụ.

Tuy nhiên, trên thực tế, axit folic và sắt lại thường được kết hợp trong cùng một viên uống. Trong khi đó, canxi lại là một trong những tác nhân gây cản trở hấp thu sắt, khiến cơ thể không thể hấp thu hết lượng sắt có trong viên uống sắt-axit folic.

Do vậy, nếu mẹ bầu đang sử dụng cùng lúc viên uống sắt-axit folic và viên uống canxi, mẹ nên uống 2 viên này cách nhau 1-2 giờ để tránh làm cản trở hấp thu sắt. Bác sĩ thường khuyên các mẹ bầu uống canxi vào buổi sáng sau bữa ăn, và tiếp tục uống viên sắt-axit folic sau 1-2 giờ.

6.3. Bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu - Axit folic có phải là sắt không?

Nhiều bà bầu lầm tưởng rằng sắt và axit folic là một, bởi vì các sản phẩm bổ sung trên thị trường thường kết hợp sắt cùng với axit folic. Thực tế, sắt và axit folic là 2 vi chất hoàn toàn khác nhau. Axit folic là một vitamin nhóm B, có khả năng tan trong nước nên không được dự trữ. Trong khi sắt là một khoáng chất, được dự trữ trong gan, lách, tủy xương và các tế bào.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung axit folic cho bà bầu. Trong đó, bổ bầu Befoma là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Viên bổ bầu đa vi chất Befoma

Viên bổ bầu đa vi chất Befoma

Aplicaps Befoma - hấp thu cao, không lo táo bón, với công thức 3 tác động chính là:   

  • Acid folic thế hệ 4 phát huy tác dụng ngay khi vào cơ thể, không cần qua các bước chuyển hóa, hạn chế được các sản phẩm dư thừa gây hại cho cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và chống sảy thai

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu dễ dàng, ngăn ngừa thiếu máu và không gây táo bón.

  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Befoma là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. 

Mẹ hãy xem video dưới đây để nghe bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên phó khoa Bệnh viện Phụ sản Trung Ương chia sẻ về tác dụng của axit folic:

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985

Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã nắm được vai trò quan trọng của axit folic với thai kỳ, cũng như cách bổ sung để giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Omnghen.vn chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

_Tú Oanh_

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/about.html

2. https://www.webmd.com/baby/folic-acid-and-pregnancy

3. https://www.healthline.com/health/pregnancy/folic-acid 

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985