Dinh dưỡng cho bà bầu - Bí quyết để có thai kỳ khỏe mạnh

Dinh dưỡng cho mẹ bầu - Bí quyết để có thai kỳ khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai là vấn đề được tất cả các mẹ bầu quan tâm. Bởi dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và sự phát triển não bộ của trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để trang bị cho mình những thông tin bổ ích nhất về dinh dưỡng thai kỳ mẹ nhé.

1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng thai kỳ đến sự phát triển của trẻ

Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu phụ nữ mang thai được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ sinh ra sẽ tăng cân và phát triển chiều cao tốt. Ngược lại, nếu khẩu phần ăn của mẹ không cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc sinh thiếu tháng. 

1.1. Về cân nặng

Chế độ ăn của mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ sau khi sinh. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc mẹ bầu bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thời gian mang thai sẽ giúp cho trẻ sau sinh tăng cân và phát triển chiều dài tốt, kể cả con của các bà mẹ suy dinh dưỡng. Theo đó, nếu mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng, trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, thiếu tháng hay suy dinh dưỡng thấp còi.

1.2. Về sự phát triển não bộ của trẻ

Bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, não bộ của trẻ tăng trưởng rất nhanh. Do đó, mẹ càng cần được đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên cả về dưỡng chất và năng lượng. Sự phát triển của não bộ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học hỏi và trí nhớ của trẻ về sau. Quá trình này cần rất nhiều dưỡng chất như axit folic, vitamin B6, vitamin B12, sắt, kẽm, i-ốt và nhiều vitamin, khoáng chất khác. 

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

Dinh dưỡng cho bà bầu ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

1.3. Hạn chế dị tật bẩm sinh và một số bệnh mạn tính sau này

Nghiên cứu cho thấy, việc mẹ thiếu dinh dưỡng khi mang thai làm tăng nguy cơ tiến triển một số bệnh lý mạn tính ở trẻ sau khi sinh. Cụ thể, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trẻ có nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh tim mạch khi trưởng thành. Trái lại, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong giai cuối thai kỳ, trẻ có nguy cơ cao hơn bị rối loạn khả năng dung nạp glucose.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thiếu dinh dưỡng có thể bị suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm này có thể để lại khuyết tật cho con như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu axit folic dẫn đến nguy cơ gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ.

2. Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?

Hầu hết các mẹ đều biết dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của thai nhi. Nhưng rất ít mẹ biết được dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe quả mẹ. Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng này, mẹ hãy theo dõi đoạn viết dưới đây nhé!

2.1. Dinh dưỡng tốt giúp mẹ tăng cân phù hợp

Sau 9 tháng mang thai, mẹ bầu thường tăng từ 10-12kg. Nếu mẹ tăng cân ít, trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, thiếu vi chất. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân quá nhiều, mẹ có khả năng sinh khó và mắc tiểu đường thai kỳ.

Sự tăng cân của bà mẹ trong thai kỳ

Sự tăng cân của mẹ trong suốt 40 tuần thai 

2.2. Hạn chế tai biến sản khoa

Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng tốt, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, từ đó góp phần giúp mẹ vượt qua cuộc đẻ thuận lợi và thành công. Ngược lại, nếu dinh dưỡng không đảm bảo, mẹ có nguy cơ gặp các tai biến sản khoa như tiền sản giật và sản giật, nhiễm độc thai nghén, sảy thai, thai lưu…

2.3. Tăng khả năng tạo sữa sau sinh

Dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ dự trữ đủ dưỡng chất trước và trong quá trình mang thai. Qua đó, làm tăng khả năng tạo sữa và chất lượng sữa sau sinh của người mẹ.

2.4. Giảm nguy cơ mắc một số bệnh cho mẹ

Dinh dưỡng đủ giúp mẹ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu folate (vitamin B9)

  • Thiếu máu do thiếu sắt

  • Tiểu đường thai kỳ

  • Tăng huyết áp thai kỳ

  • Suy giảm miễn dịch do thiếu vi chất dinh dưỡng

  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: buồn nôn và nôn do thiếu vitamin B6; rối loạn tiêu hóa, đi ngoài do ăn phải thức ăn bẩn, không an toàn hoặc khó tiêu; táo bón do ăn ít rau, thiếu chất xơ, uống ít nước.

  • Phù do chèn ép hoặc thiếu dinh dưỡng

  • Chuột rút do thiếu canxi và vitamin D

3. Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

3.1. Cung cấp đủ năng lượng

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có nhu cầu năng lượng cao hơn so với với lúc chưa mang thai. Bởi trong giai đoạn này, mẹ cần nhiều năng lượng cho hoạt động chuyển hóa và tăng trọng lượng cơ thể. 

Nếu chế độ ăn của mẹ bầu không cung cấp đủ năng lượng trong một thời gian dài, mẹ có thể bị thiếu năng lượng trường diễn và có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại, nếu mẹ ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa năng lượng và tăng cân. Tăng cân quá mức có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, trẻ sinh ra nặng cân, sinh khó.

Giai đoạn thai kỳ

Trọng lượng thai nhi

Số cân mẹ bầu cần tăng

Nhu cầu năng lượng và nhóm chất thiết yếu mỗi ngày cho phụ nữ mang thai

Năng lượng

(Kcal)

Chất bột đường

(g)

Chất đạm

(g)

Chất béo

(g)

Chất xơ

(g)

Trước mang thai

   

2050

290 – 360

60

45 – 57

25

3 tháng đầu

100g

0 – 1kg

2100

300 – 370

61

46.5 – 58.5

28

3 tháng giữa

1kg

4 – 5kg

2300

325 – 400

70

52.5 – 64.5

28

3 tháng cuối

2kg

5 – 6kg

2500

385 – 430

91

60 – 72

28

Tổng 9 tháng

 

9 – 12kg

         

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

3.2. Cân đối 4 nhóm chất

Để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động chuyển hóa và nuôi dưỡng thai nhi, mẹ bầu cần cân đối và ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ theo tỷ lệ thích hợp.

Chất bột đường (carbohydrate): là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm 50 - 60% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của mẹ. Bên cạnh đó, năng lượng từ chất đường bột còn đóng vai trò trong việc tạo tế bào và tạo hình thai nhi. 

Chất đạm (protein): là nguyên liệu chính để hình thành nên các tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố và protein huyết thanh. Ngoài ra, chất đạm còn cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát triển của thai và rau thai. 

Chất béo (lipid): là nguồn thực phẩm giàu năng lượng, chiếm đến 20% tổng năng lượng cần cho hoạt động của cơ thể. Hơn nữa, chất béo còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Do đó, nếu mẹ được cung cấp đủ lượng chất béo cần thiết, trẻ sẽ phát triển trí não tốt.

Chất xơ: Chất xơ không cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu, nhưng lại giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng táo bón. Chất xơ giúp ngăn cản sự hấp thu nhanh của glucose từ ruột non vào máu, hạn chế tình trạng đường máu tăng quá cao gây tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.

3.3. Tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng mẹ nên tham khảo tháp dinh dưỡng cho bà bầu. Về cơ bản, tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu không khác gì so với các nhóm đối tượng khác với 7 tầng, tương ứng với 7 nhóm chất:

  1. Đường và muối

  2. Dầu mỡ

  3. Sữa

  4. Các thực phẩm chứa nhiều đạm

  5. Rau quả

  6. Ngũ cốc

  7. Nước

Tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu

Tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu

Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nhu cầu về các dưỡng chất sẽ tăng nhẹ so với lúc trước khi mang thai. Tuy nhiên chế độ ăn dành cho mẹ vẫn không thay đổi nhiều so với trước khi mang thai. Từ tháng thứ 4, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sẽ tăng lên nhiều hơn để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.

Trong 3 tháng giữa, khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai có sự thay đổi về số lượng. Các nhóm rau quả, thực phẩm giàu đạm và ngũ cốc tăng lên 1 đơn vị. Nhóm sữa tăng lên 2 đơn vị. Riêng nhóm đường, muối và dầu mỡ vẫn giữ nguyên như khẩu phần ăn của người bình thường.

Trong 3 tháng cuối, so với người bình thường, phụ nữ mang thai cần được bổ sung thêm 1 đơn vị cho nhóm dầu mỡ, 3 đơn vị cho nhóm sữa và thực phẩm giàu đạm, 1,5 đơn vị ngũ cốc và 2 đơn vị nước. Nhu cầu rau quả của 3 tháng giữa vẫn tương tự so với 3 tháng đầu.

Với phụ nữ cho con bú, nhu cầu về thực phẩm giàu đạm giảm 1 đơn vị so với 3 tháng cuối. Riêng đường, muối và rau quả vẫn giữ nguyên. Nhu cầu về các nhóm thực phẩm còn lại đều tăng.

4. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện, việc bổ sung đủ vitamin và khoáng chất là rất quan trọng. Sau đây là một số vitamin và khoáng chất quan trọng mẹ nên bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. 

4.1. Acid folic

Việc mẹ thiếu axit folic có thể dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra bị thiếu cân. Bên cạnh đó, axit folic còn đóng vai trò quyết định trong việc ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh ở trẻ. Do đó, mẹ bầu cần đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 600mcg axit folic mỗi ngày. 

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ

4.2. Sắt

Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nghêu, sò, các loại đậu đỗ và phủ tạng, đặc biệt là tiết. Khi mang thai, thể tích máu của mẹ tăng lên khoảng 50%. Do đó, để cơ thể sản xuất đủ máu cho cả mẹ và thai nhi, mẹ nên bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng. 

4.3. Canxi

Trong thời kỳ mang thai, một thai phụ cần trung bình 1200mg canxi mỗi ngày. Nhu cầu canxi của mẹ tăng dần theo tuổi thai, từ 800mg ở những tháng đầu tiên và lên đến 1500mg ở những tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh. 

Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương của thai nhi, đảm bảo toàn vẹn bộ xương cho mẹ.

4.4. DHA

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một trong những axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. DHA thuộc nhóm axit béo Omega-3, cùng với 2 axit béo khác, đó là EPA và ALA. DHA là chất béo cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và hoàn thiện chức năng nhìn của mắt. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên bổ sung đủ 100 - 200 mg DHA mỗi ngày, tùy theo từng giai đoạn.

4.5. Kẽm

Kẽm là vi chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ ngay từ trong bào thai, làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi mang thai có thể gây tình trạng vô sinh, sảy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết lưu gần ngày sinh và sinh không bình thường.

4.6. Vitamin B6

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng đối với não bộ và hệ thần kinh của em bé. Mẹ bổ sung đủ vitamin B6 trong suốt thai kỳ sẽ giúp bé khỏe mạnh, hoàn thiện chức năng não và chức năng của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp mẹ giảm bớt tình trạng ốm nghén và duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.

4.7. Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò trong hấp thu và chuyển hóa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, như canxi, phospho. Nếu mẹ bị thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai, trẻ có nguy cơ bị còi xương từ trong bụng mẹ, trẻ sinh ra lâu liền thóp. 

Tia cực tím từ ánh mặt trời buổi sáng có tác dụng chuyển tiền chất của vitamin D dưới da người sang dạng vitamin D có hoạt tính. Do đó, phụ nữ có thai nên dành 15-30 phút mỗi buổi sáng để tắm nắng, hoặc bổ sung qua đường uống 15mcg vitamin D mỗi ngày.

Vitamin D hỗ trợ hấp thu canxi

Vitamin D hỗ trợ hấp thu canxi

4.8. Vitamin E

Vitamin E có nhiều vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự kết hợp giữa vitamin E và vitamin C làm giảm đáng kể tình trạng tiền sản giật, đặc biệt là ở các mẹ có nguy cơ cao như tăng huyết áp thai kỳ hay nhiễm độc thai nghén.

4.9. Vitamin C

Vitamin C giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt, góp phần hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, vitamin C phối hợp và làm tăng tác dụng của vitamin E trong tác dụng phòng tránh tiền sản giật cho mẹ bầu.

5. Lưu ý về dinh dưỡng trong từng giai đoạn mang thai

5.1. Dinh dưỡng cho 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, bà bầu cần lưu ý bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất đặc biệt là sắt và axit folic. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, mẹ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, buồn nôn và mệt mỏi. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Để giảm tình trạng ốm nghén, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Đồng thời, mẹ không nên ăn quá no vì nó có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn.

  • Ngậm gừng hoặc ăn các món ăn chứa gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn.

  • Bổ sung vitamin B6 giúp giảm nghén.

  • Uống các loại nước trái cây để tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi, từ đó làm giảm triệu chứng của ốm nghén.

  • Vận động 20 phút mỗi ngày để giảm mệt mỏi do ốm nghén.

5.2. Dinh dưỡng cho 3 tháng giữa

3 tháng giữa là giai đoạn nhẹ nhàng và thoải mái nhất đối với mẹ, do mẹ đã giảm ốm nghén và cảm giác thèm ăn quay trở lại. Trong giai đoạn này mẹ có thể ăn được nhiều món mà mình thích. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển của thai nhi, mẹ nên chú ý bổ sung đủ các dinh dưỡng sau:

  • Đạm: 70g/ngày, thông qua các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa...

  • DHA: 200mg/ngày, thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, gan cá thu, cá ngừ...

  • Sắt và axit folic: duy trì bổ sung khoảng 30mg sắt và 600mcg axit folic mỗi ngày thông qua thịt, cá, nghêu, sò, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt...

  • Canxi: cung cấp đủ 1200mg canxi mỗi ngày qua tôm, cua, cá nhỏ, lòng đỏ trứng và sữa.

5.3. Dinh dưỡng cho 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện để chào đời. Bên cạnh đó, mẹ cũng bắt đầu trải qua các vấn đề do thai lớn chèn ép, như đau nhức, sưng, phù, ăn uống khó tiêu, khó ngủ. Thi thoảng, mẹ còn gặp những cơn gò, cơn co thắt tử cung.

Trong giai đoạn này, mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng để đón con chào đời khỏe mạnh.

Đi bộ nhẹ nhàng giúp mẹ bầu thư thái

Đi bộ nhẹ nhàng giúp mẹ bầu thư thái

6. Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho mẹ bầu

6.1. Bà bầu không nên ăn gì?

Bà bầu không nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi bất kỳ thức ăn gì đưa vào cơ thể mẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, mẹ cần thực sự cẩn thận trong chế độ ăn uống của mình.

Sau đây là các thực phẩm mẹ cần tránh trong thời gian mang thai:

  • Thịt chưa được nấu chín, cá sống

  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao

  • Trứng sống

  • Thịt nguội, thịt xông khói

  • Chất ngọt nhân tạo

  • Thực phẩm mau hư

  • Bia rượu, cà phê các chất kích thích

6.2. Bà bầu ăn măng được không?

Bà bầu có ăn măng được không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ mang thai. Măng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như tăng cường miễn dịch và sức khỏe tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. 

Tuy nhiên, măng được bày bán ngoài thị trường thường được tẩm nhiều hóa chất, gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh đó, măng tự nhiên nếu không được chế biến cẩn thận có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bà bầu nên hạn chế ăn măng.

6.3. Bà bầu ăn trứng ngỗng, bao nhiêu là đủ?

Bà bầu ăn trứng ngỗng là vấn đề được rất nhiều chị em thắc mắc và tranh luận. Dân gian quan niệm rằng bà bầu nên ăn trứng ngỗng để có nhiều dưỡng chất cho con. Tuy nhiên, trên thực tế, trứng ngỗng lại có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn trứng gà. 

Mặt khác, trứng ngỗng còn chứa nhiều cholesterol và lipid. Do vậy, ăn nhiều trứng ngỗng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu của mẹ bầu.

6.4. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Bên cạnh việc sử dụng viên uống bổ sung sắt, bà bầu bị thiếu máu nên bổ sung thêm sắt thông qua các thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt bò

  • Các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu hoặc cá mòi

  • Các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi (bina)

6.5. Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bà bầu?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có nhu cầu về năng lượng và vitamin khoáng chất cao hơn người bình thường. Chỉ cần thiếu hụt một lượng nhỏ của vi chất bất kỳ, cũng có thể gây nên những bất thường ở cơ thể mẹ và thai nhi. Do đó, bên cạnh một chế độ ăn uống đầy đủ, mẹ bầu cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thông qua viên uống bổ sung. 

Thấu hiểu được điều đó, nhãn hàng Aplicaps đã nghiên cứu và cho ra đời bộ 3 sản phẩm giúp giải quyết tất cả những vấn đề về dinh dưỡng mà mẹ bầu đang gặp phải.

  • Aplicaps Befoma - hấp thu cao, không lo táo bón: Bổ sung sắt, axit folic cùng 16 vitamin và khoáng chất khác không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Đồng thời, Befoma giúp phòng ngừa các biến chứng thai sản, sinh non, nguy cơ thiếu máu ở mẹ và dị tật ống thần kinh ở trẻ.

  • Aplicaps Menacal - Tối ưu hóa hấp thu canxi, xua tan đau mỏi: có nguồn gốc từ canxi tự nhiên, được bào chế từ tảo đỏ và san hô biển, dễ hấp thu và an toàn cho mẹ bầu. Đặc biệt, trong thành phần của Menacal còn có chứa vitamin D3 và vitamin K2 giúp tăng cường hấp thu canxi vào xương, không lo táo bón và lắng đọng canxi.

  • Aplicaps Hymega - 3 tác động: bổ sung DHA, EPA và Vitamin E cho mẹ bầu, giúp bé thông minh, phòng tiền sản giật và cải thiện tâm trạng cho mẹ. Trong đó, hàm lượng của DHA là 250mg, được chiết xuất theo công nghệ chiết lạnh PCET từ nguồn cá hồi vùng nước lạnh Châu Âu. DHA có trong Hymega giúp não bộ của thai nhi phát triển toàn diện, đồng thời ngăn ngừa chứng hay quên và trầm cảm sau sinh của mẹ.

Đặc biệt, bộ 3 sản phẩm Aplicaps được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, đạt tiêu chuẩn của thực phẩm bổ sung theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu, nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Bộ 3 vi chất thai kỳ Aplicaps

Bộ 3 vi chất thai kỳ Aplicaps

Như vậy, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành của thai nhi, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Hy vọng thông qua bài viết này, Omnghen.vn đã giúp mẹ hiểu rõ hơn cách thực hành dinh dưỡng đúng đắn, giúp bé sinh ra khỏe mạnh, bình an. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ ăn và dinh dưỡng thai kỳ, hãy liên hệ đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn và hỗ trợ mẹ nhé.

_Tú Oanh_

Tài liệu tham khảo:

https://medlineplus.gov/pregnancyandnutrition.html 

https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985