Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì: 5 nguyên tắc và 23+ thực phẩm nên và không nên sử dụng?

Tiểu đường thai kỳ được biết đến là bệnh lý hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của hai mẹ con. Để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là 5 nguyên tắc cùng những thực phẩm mẹ bầu nên và không nên sử dụng khi bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì? 5 nguyên tắc cần ghi nhớ

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mẹ ổn định đường huyết đồng thời giảm nguy cơ xảy ra biến chứng sau này. Mẹ bầu nên tuần thủ 5 nguyên tắc dưới đây:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ: Mẹ nên chia những bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ. Thói quen này sẽ giúp hạn chế đường huyết không tăng cao đột ngột, tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn như hôn mê, sảy thai, thậm chí tử vong.
  • Không ăn quá no hoặc quá đói: Khi quá no, lượng đường huyết trong máu dễ tăng cao. Khi đói, mẹ bầu thường dễ bị hạ huyết áp quá mức. Vì vậy, việc không ăn quá no hoặc quá đói sẽ giúp mẹ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng huyết áp quá cao hoặc quá thấp.
  • Chuyển sang sử dụng các thực phẩm ít đường: Sử dụng các sản phẩm có lượng đường cao dễ khiến đường máu tăng lên đột biến. Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, mẹ nên sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc sản phẩm chuyên biệt cho người bị tiểu đường như gạo lứt, sữa không đường, hoa quả ít ngọt,...

((Gestational Diabetes. Ngày truy cập: 30/6/2022. https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes)) 

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm làm tăng đường huyết: Đa phần cơ thể tiêu hóa rất nhanh những loại thực phẩm này. Bánh mì, khoai tây, bí đỏ,... là những thực phẩm làm đường huyết cơ thể tăng nhanh hơn so với bình thường, rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Không ngồi một chỗ sau mỗi bữa ăn: Sau mỗi bữa ăn, việc ngồi liên tục trong 30 phút sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong bụng gây tích tụ mỡ phần bụng, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ.

Áp dụng tốt 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hạn chế những yếu tố nguy cơ có thể gây tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, đây cũng giúp mẹ có cuộc sống khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh liên quan đến đường máu, tim mạch, huyết áp,...

17 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn

Bên cạnh xây dựng một lối sống lành mạnh, 17 loại thực phẩm dưới đây cũng là giải pháp cứu cánh để cung cấp một lượng dinh dưỡng dồi dào cũng như hạn chế tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.

1. Dầu cá

Dầu cá hay còn gọi là Omega-3. Đây là nguồn dinh dưỡng có thể cải thiện đáp ứng insulin, nhờ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên sử dụng từ 50-100mg thực phẩm chứa dầu cá mỗi ngày.

2. Các loại rau lá xanh

Rau lá xanh là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời đồng thời giúp hạn chế hấp thu thành phần tinh bột trong thức ăn sau đó. Việc sử dụng rau trong những bữa ăn hàng ngày giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn.

Rau củ vô cùng đa dạng. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể tha hồ biến tấu những món ăn từ rau xanh hàng ngày để phù hợp với khẩu vị mang thai. Mẹ có thể sử dụng rau muống, rau đay, mùng tơi,... làm các món xào, nấu canh, luộc,... Mỗi ngày mẹ nên ăn ít nhất 500-600g rau là tốt nhất.

3. Quế

Không chỉ là một loại gia vị, quế được biết đến nhiều hơn là một trong những dược liệu mang vị cay, tính nóng. Quế có thể bắt chước công dụng của insulin như vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng, giúp tế bào máu dùng glucose hiệu quả hơn và ngăn ngừa tăng đường huyết thai kỳ. Chính nhờ vậy, quế bảo vệ mẹ bầu khỏi những biến chứng không mong muốn của tiểu đường. Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2-4g bột quế để ăn trực tiếp, uống trà quế, làm dầu quế,...

4. Trứng

Trứng là người bạn đồng hành không thể thiếu với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Trứng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo tốt cho tim mạch. Đặc biệt, trứng có lượng protein cao nên giúp giữ lượng đường máu ở mức thấp và ổn định. Theo các chuyên gia, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng gà.((Dietary cholesterol and egg intake are associated with the risk of gestational diabetes: a prospective study from Southwest China. ngày truy cập: 30/06/2022.
https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-022-04382-y))

5. Hạt chia

Những hạt chia bé xinh sau khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành gelatin. Công dụng chính của chất này là ổn định đường máu đồng thời hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu được khuyến khích dùng 2-3 thìa cafe hạt chia (mỗi ngày?), dùng trong 3 tháng. Mẹ bầu có thể dùng hạt chia để pha nước uống, làm chè yến mạch, sữa chua hạt chia,...  

Hạt chia

6. Nghệ

Thành phần chính trong nghệ là curcumin. Chất này có khả năng làm giảm lượng glucose máu và hỗ trợ cải thiện stress oxy hóa. Mẹ bầu có thể sử dụng khoảng 10g bột nghệ mỗi ngày. Không chỉ tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường mà còn giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, duy trì sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Để sử dụng nguyên liệu này, mẹ bầu có thể kết hợp với nhiều món ăn để làm tăng mùi vị và màu sắc. Ví dụ như bún xào nghệ, cá kho nghệ tươi,...

7. Sữa chua ít đường

Ưu điểm của sữa chua ít đường là chỉ số đường huyết GI thấp (GI<14). Chính vì vậy, đây được coi là món ăn tốt cho mẹ tiểu đường, không làm tăng đường huyết. Trong đó, sữa chua sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đồng thời hạn chế tình trạng béo phì, cải thiện tiêu hóa, giảm huyết áp tâm thu và cung cấp vô số vitamin quan trọng.

Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn khoảng 250-500g sữa chua ít đường, kết hợp với các loại quả có GI thấp như cam, quýt, bưởi, dâu tây,...

8. Bơ

Những quả bơ căng tròn, thơm ngon chứa nhiều chất béo không no, giúp quản lý hoạt động chuyển hóa insulin và lượng đường máu. Vì vậy, thêm bơ vào thực đơn hàng ngày là một lựa chọn rất tốt cho sức khỏe.  Người tiểu đường dùng khoảng ⅕ trái bơ chín để làm salad, nước sinh tố bơ hoặc nước sốt vô cùng ngon miệng.

9. Đậu

Trong củ đậu chứa nhiều dưỡng chất như carbohydrate, protein, sắt, canxi, vitamin A, B6, B12,... Công dụng chính của củ đậu là hỗ trợ cân bằng lượng đường máu, tăng tính nhạy cảm của mẹ với insulin. Ngoài ra, củ đậu chứa nhiều nước, chất xơ nên không khiến mẹ bầu tăng cân, béo phì.

Củ đậu có thể ăn trực tiếp như các loại hoa quả thông thường. Với vị thanh mát, củ đậu là món ăn ngày hè yêu thích của nhiều mẹ bầu. Mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 200g để cung cấp thêm dinh dưỡng và hỗ trợ bệnh lý tiểu đường thai kỳ của mẹ.

10. Dầu ô liu

Dầu ô liu chính là nguồn chất béo không bão hòa lành mạnh. Loại dầu này có thể giúp điều hòa lượng đường máu luôn duy trì ở mức ổn định, từ đó ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên ăn ít nhất khoảng 10ml mỗi ngày để trộn ăn trực tiếp hoặc thay cho nhiều loại dầu động vật không tốt khác.

((Effect of Extra Virgin Olive Oil Addition in the Diet of Women With Gestational Diabetes Mellitus. Ngày truy cập: 20/6/2022.
https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT05120388)) 

11. Giấm táo

Giấm táo chứa nhiều acarbose và metformin, tác dụng với cả mẹ bầu bị tiểu đường type 1 hoặc 2. Với tiểu đường type 1, giấm táo có thể ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Còn với mẹ bầu bị type 2 thì giấm táo sẽ làm tăng độ nhạy insulin và giúp hạ chỉ số đường huyết.

Mỗi ngày, mẹ bầu nên dùng khoảng 15ml giấm táo để làm gia vị cho các món salad, cơm trộn, nước mật ong,...

12. Hạt lanh

Với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, hạt lanh giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại hạt này cũng ngăn ngừa nguy cơ sinh con quá nặng sau này. Hàng ngày, mẹ bầu nên sử dụng khoảng 1,4g và chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như làm gia vị, trang trí cho bánh quy hoặc bánh mì,...

Hạt lanh

13. Dâu tây

Những quả dâu tây không chỉ mọng nước, thơm ngọt mà còn giàu kali. Chính vì vậy, khi ăn dâu tây, mẹ bầu sẽ ít cảm giác khát nước do bệnh lý tiểu đường gây ra. 100g dâu tây/ngày là liều lượng thích hợp. Nếu ăn quá nhiều có thể gây táo bón nên mẹ cần chú ý.

14. Trái cây có múi

Phần lớn trái cây họ chanh đều nằm trong danh sách trái cây có múi. Điển hình như cam, quýt, bưởi, chanh,... Những loại trái cây này cực giàu vitamin C, vị thơm ngọt rất an toàn khi sử dụng cho mẹ mang thai bị tiểu đường. Mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 3 quả quýt, tương đương khoảng 350g/quả.

15. Tỏi

Tỏi được biết đến là loại gia vị không thể thiếu trong bếp Việt. Tỏi có khả năng kích thích cơ thể tăng tiết insulin đồng thời chuyển hóa glucose trong gian từ đó làm giảm lượng đường máu. Mẹ bầu có thể dùng tỏi để ngâm, xào với món ăn, Một tép tỏi mỗi ngày sẽ hỗ trợ tình trạng tiểu đường thai kỳ tốt nhất cho mẹ.

16. Quả bí

Bí ngô là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Trong đó công dụng chính của loại quả này là:

  • Kích thích cơ thể tiết insulin.
  • Thành phần trigonelline và axit nicotinic giúp hạ đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Bí ngô chứa rất nhiều chất xơ và đường tự nhiên không béo nên cực kỳ thích hợp với mẹ đang lo lắng bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ có thể sử dụng bí ngô cho những món ăn đơn giản như bánh bí ngô, bí ngô nấu canh, bí ngô xào thịt bò,...

17. Ngũ cốc nguyên hạt

Đây là loại thực phẩm an toàn với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Những thành phần chất xơ trong ngũ cốc sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa đồng thời cải thiện khả năng chuyển hóa đường của insulin. Chính vì thế là đường huyết của mẹ có thể giữ trạng thái ổn định.

Với ngũ cốc, bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc dùng chung với sữa chua không/ít đường. Ngoài ra, món ăn kết hợp ngũ cốc với các loại hoa quả ít đường cũng được vô số mẹ bầu hưởng ứng.

Ngũ cốc nguyên hạt

Người tiểu đường khi mang thai nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ, một số loại thức ăn khác lại làm tăng lượng đường trong máu mà mẹ bầu trên tránh. Bao gồm:

  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Cơm là một phần không thể thiếu trong bữa cơm nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn thực phẩm chứa nhiều tinh bột (carbohydrate), dễ làm đường máu tăng cao nên mẹ bầu cần tránh. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột khác như ngũ cốc, khoai tây, mì,... để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
  • Trái cây có GI cao: Trái cây có chỉ số GI > 70 như trà là, dưa hấu có thể gây tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều mỗi ngày.
  • Chất béo bão hòa: Có trong mỡ động vật, nội tạng, trứng,...  Theo nhiều nghiên cứu, mẹ sử dụng nhiều chất béo bão hòa sẽ nhạy cảm hơn với insulin, khiến nồng độ đường máu dễ bị tăng nhanh. Vì vậy, thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên nằm trong danh sách ăn kiêng của mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Đường tinh luyện: Đường phèn, đường cát  làm tăng đường huyết nhanh chóng, gây nguy hiểm cho mẹ bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng đường tinh luyện trong việc nấu nướng hay gia giảm cho món ăn.
  • Đồ uống có đường: nước trái cây ngọt, nước có ga là những sản phẩm có thể làm nặng hơn bệnh lý tiểu đường thai kỳ.
  • Thức ăn mặn: Không chỉ cần ăn kiêng đường, mẹ nên hạn chế đồ ăn mặn. Trung bình, lượng muối mẹ bầu nên đưa vào cơ thể khi bị tiểu đường thai kỳ là nhỏ hơn 6g/ngày. Việc dung nạp lượng lớn muối làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng liên quan đến tim, thận của mẹ bầu. Ngoài ra mẹ bầu ăn mặn thường dễ bị tăng huyết áp, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ hơn.

Lưu ý khi ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Với mức độ phổ biến ngày càng tăng, tiểu đường thai kỳ cần có sự phối hợp điều trị giữa mẹ bầu và bác sĩ. Trong đó, với bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn: 3 bữa chính kèm 1-2 bữa phụ sẽ giúp đảm bảo không khiến đường huyết lên quá cao sau khi mẹ dùng bữa và không bị hạ thấp quá khi đang đói. Như vậy, mẹ có thể đảm bảo luôn giữ đường huyết ở mức ổn định.
  • Không bỏ hoàn toàn tinh bột, đường: Đường và tinh bột là những thành phần có thể làm bệnh tiến triển nặng nếu dùng nhiều. Tuy nhiên, đây vẫn là dưỡng chất không thể thiếu để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho nhiều quá trình chuyển hóa. Vì vậy, ăn đúng hàm lượng quy định sẽ là giải pháp sức khỏe tốt nhất.
  • Không nhịn ăn: Nhịn ăn có thể khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp lúc đói nghiêm trọng. Nếu nhịn liên tục trong vòng ngày sẽ khiến mẹ không thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế vào buổi tối: Một bữa sáng đầy đủ chất và lượng sẽ giúp mẹ luôn tràn đầy năng lượng cho một ngày dài. Ngoài ra, mẹ cũng không cần ăn quá nhiều vào buổi tối để cơ thể có thể được nghỉ ngơi, không bị bụng khó chịu khi mang thai.
  • Nên chuẩn bị 1 ít thức ăn nhanh trong túi: Với mẹ bầu có hệ đường huyết không ổn định, thường xuyên bị tụt huyết áp thì cần luôn chuẩn bị một ít thức ăn nhanh trong túi. Một ít kẹo ngọt, bánh dễ bảo quản và để trong túi, trong cặp hoặc ví chắc chắn vô cùng hữu ích trong các trường hợp hạ huyết áp đột ngột.

Nhìn chung, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học cũng cần hết sức chú ý. Bởi đôi khi, chỉ vì sở thích nho nhỏ (thích ăn nhiều đồ ngọt) nếu không kiểm soát sẽ để lại hậu quả không lường trước được.

Không nhịn ăn, ăn nhiều vào buổi sáng

Hy vọng, với những thông tin bài viết của Aplicaps trên đây, mẹ đã giải đáp được câu hỏi “tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?” Chỉ cần nhớ rõ 5 nguyên tắc và 23 loại hoa quả, mẹ sẽ yên tâm hơn khi bảo vệ sức khỏe hai mẹ con hàng ngày. Nếu có bất kỳ mẹ bầu muốn được tư vấn thêm về sản phẩm thì vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ 1900 535 985 nhé!

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985