Thực hư chuyện "Mẹ nghén con thông minh"

Nôn khan suốt cả ngày, đau đầu, mệt mỏi, ốm nghén khiến mẹ quay cuồng từ sáng đến chiều. Nhưng nghe người ta bảo“mẹ nghén con thông minh”, nghĩ đến con, mẹ lại ráng chịu. Liệu đó có đúng không mẹ ơi?

Xin chào các bạn, tôi là dược sỹ Hồng Thanh. Là một người mẹ, tôi hiểu sâu sắc nỗi khổ của các chị em trong quá trình mang thai. Thai nghén, dĩ nhiên là một điều hạnh phúc nhưng cũng mang đến nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bầu.

Hiện tại có nhiều quan điểm cho rằng: Mẹ nghén con thông minh. Thực hư chuyện này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ốm nghén là gì?

Nghén là một hiện tượng thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Hầu như các mẹ bầu ai cũng gặp phải tình trạng này tuy nhiên mức độ nặng nhẹ của mỗi người lại khác nhau. Điều này được giải thích là do sự chênh lệch giữa thể trạng của các chị em. Thông thường, mang bầu con so sẽ bị nghén nhiều hơn là khi mang bầu con thứ.

Cho đến hiện tại, chúng ta chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này. Tuy nhân, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng, đây là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể của người mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ.

nghen-gay-anh-huong-toi-suc-khoe-cua-me

Mẹ nghén con thông minh - liệu có đúng?

Mẹ nghén con thông minh?

Có nhiều quan điểm cho rằng mẹ nghén con thông minh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ chứng minh khoa học nào trở thành bằng chứng xác đáng cho việc này. Tôi muốn bạn hiểu rằng, dùng bạn nghén nặng hay không ốm nghén không hề ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, từ đó dẫn đến sự thay đổi về trí thông minh của trẻ nhỏ.

Có rất nhiều giả thuyết cho tình trạng ốm nghén của người mẹ và có đề cập đến việc nghén ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Dù cho em bé trong bụng có hệ gen tương tự, nhưng vẫn là một vật thể lạ đối với cơ thể của người mẹ. Chính vì vậy, hệ thống miễn dịch trong thời gian đầu sẽ sản sinh ra các chất để chống lại sự thay đổi này. Tuy nhiên, vì thai nhi vẫn là một phần là của mẹ, dần dần, cơ thể mẹ sẽ quen dần với sự thay đổi này.

Cũng có những trường hợp phản ứng rất mạnh mẽ, gây nên tình trạng nghén kéo dài trong suốt thai kỳ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. Đây lại là một tín hiệu khá lo ngại. Mẹ nghén con thông minh chỉ xảy ra khi biết hạn chế tình trạng ốm nghén của mẹ.

Có bầu mà không bị nghén có sao không?

Nếu bạn không bị nôn ói, tình trạng này đáng mừng nhiều hơn là lo. Vì khi không ói nghén, chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể mẹ nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Con sẽ phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Không chỉ thế, bạn cũng sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn trong thời kỳ mang thai, thỏa mái tung tẩy mà chẳng lo ốm nghén, khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt.

Yếu tố gì giúp con khỏe mạnh – thông minh?

Trí thông minh của trẻ được tác động từ nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng trong suốt cuộc đời của con, và giáo dục của gia đình và xã hội, môi trường sống… Chuyện mẹ nghén con thông minh hoàn toàn là chuyện vô căn cứ.

me-nghen-con-thong-minh

Con thông minh vì sao?

Ngay từ trong bụng mẹ, để con phát triển toàn diện, thông minh, khỏe mạnh, gia đình cần quan tâm đến chính bản thân của người mẹ vì mẹ là nguồn sống của con. Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ đúng giờ, đồng thời, các bố hãy yêu thương mẹ, để tinh thần mẹ luôn thỏa mái, tránh stress, mệt mỏi quá độ.

Bị ốm nghén cần làm gì để bảo vệ mẹ và con?

Có một điều hoàn toàn chắc chắn, mẹ không nên tiếp tục chịu đựng ốm nghén mà cần có những biện pháp giảm nghén phù hợp.

  • Cần đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo hấp thu tốt nhất
  • Hãy nói không với những thực phẩm gây mùi khó chịu, đồ ăn chiên xào dầu mỡ và những thức ăn gây buồn nôn cho mẹ.
  • Bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp được các mẹ truyền tai nhau như: gừng, chanh, mật ong…
  • Uống nhiều nước

Có nhiều trường hợp bà bầu bị nôn nhiều, không ăn uống được kéo dài, dẫn đến mất nước, suy kiệt sức khỏe. Đây là dấu hiệu đáng báo động, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

lam-gi-giam-nghen

Mẹ cần làm gì để giảm ốm nghén

Những trường hợp này, thai phụ cần bù nước và điện giải thông qua truyền nước. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc chống nghén cho mẹ. Thậm chí, khi nghén diễn ra quá nặng và suy kiệt dài ngày, mẹ có thể phải vào viện để điều trị tích cực.

Chính vì vậy, cách tốt nhất đối với mẹ bầu là khi bắt đầu xảy ra tình trạng nôn nghén, mẹ nên tìm các biện pháp giảm nghén như thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, hoặc tìm những giải pháp an toàn, hiệu quả cho mẹ từ sớm như sử dụng Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger 6.

 

Nghén ăn nhiều có ảnh hưởng tới sức khỏe?

Khi mẹ mang bầu. khẩu vị mẹ có thể thay đổi như chong chóng, thậm chí là thèm những loại thức ăn vô cùng “lạ đời”. Dĩ nhiên, bạn có thể ăn nhiều bất kỳ thức ăn mà bạn thèm nhưng phải lưu ý là thức ăn đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây nổi mề đay hay dị ứng, dễ tiêu và không gây rối loạn tiêu hóa… Bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra để hấp thu tốt nhất, tránh khó tiêu, chướng bụng.

Thật tuyệt vời nếu mẹ nghén thèm những thức ăn tốt cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Lúc ấy, việc mẹ nghén con thông minh lại là một điều dễ xảy ra.

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985