Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, cả 3 bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi đã và đang giảm liên tục từ nhiều tuần qua.
Tình hình bệnh Sốt xuất huyết, Tay chân miệng và Sởi đang giảm liên tục từ nhiều tuần qua, trong tháng 10 không có ca tử vong do các bệnh này.
Bệnh Sởi đã đi vào giai đoạn cuối của đợt dịch với khoảng trung bình 30 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hàng tuần trong liên tục 11 tuần vừa qua.
Bệnh sốt xuất huyết giảm liên tục từ giữa tháng 9 đến nay. Số ca hàng tuần hiện nay cũng thấp hơn cũng kì năm ngoái, không có ca tử vong trong tháng 9 và 10.
Từ đầu tháng 9, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Chỉ thị 07/CT-BYT của Bộ Y tế. Các chiến dịch diệt lăng quăng kết hợp phun thuốc muỗi được ưu tiên thực hiện tại các khu phố / ấp có nhiều ổ dịch.
Sở Y tế cũng liên kết với một số sở, ngành như Sở Giáo dục – Đào tạo, Thành Đoàn, Bộ Tư lệnh thành phố để có giải pháp cụ thể nhằm vận động cộng đồng phòng chống Sốt xuất huyết.
Với việc triển khai các hoạt động đồng bộ trên tất cả 24 quận huyện, bệnh Sốt xuất huyết đã được kiểm soát và giảm liên tục trong 7 tuần qua, số trường hợp mắc bệnh tháng 10 giảm 17% so với tháng 9.
Các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết như nêu trên vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện liên tục, xuyên suốt từ mùa dịch năm nay 2019.
Bên cạnh đó, ý thức tự phòng bệnh của mỗi người dân vẫn là yếu tố quyết định việc kiểm soát thành công bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh Tay chân miệng đang có xu hướng giảm liên tiếp 4 tuần qua. Giống như diễn tiến những năm trước, bệnh tay chân miệng thường gia tăng trong tháng 8, tháng 9 hàng năm.Tại Hồ Chí Minh, số trường hợp mắc bệnh tháng 10 vừa qua là 22.453, giảm 18% so với tháng 9 và giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Bệnh Tay Chân Miệng là một trong những dịch bệnh nguy hiểm hang đầu của trẻ dưới 5 tuổi, đa số là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lây qua đường tiếp xúc và tiêu hóa và đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, nếu chúng ta muốn phòng bệnh thì cách ly nguồn bệnh và rửa tay sạch bằng xà phòng là quan trọng hàng đầu. Vệ sinh khử khuẩn đồ dùng cũng được xem như là một trong những biện pháp phòng chống bệnh này.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM cho biết, nhờ đợt giám sát do trung tâm thực hiện trong tháng 10 vừa qua, trên 85% các trường, nhóm trẻ được giám sát đã thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học.
Các cơ sở còn lại, thiếu sót được ghi nhận nhiều nhất chính là rửa tay sạch, thường xuyên và cách ly trẻ mắc bệnh. Theo ThS BS Nguyễn Trí Dũng – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP, để khắc phục những thiếu sót này, chúng ta cần xây dựng thói quen rửa sach tay, đặc biệt đối với người chăm sóc trẻ, người lớn trước khi tiếp xúc trẻ. Giữ môi trường sinh hoạt, vui chơi của trẻ luôn được sạch sẽ và thông thoáng.
Ngoài những biện pháp triển khai phòng bệnh trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cũng đề nghị mọi người không đưa trẻ bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm đến trường, lớp để không lây bệnh cho trẻ khác.
- Thông báo ngừng bán lẻ sản phẩm Miếng ngậm giảm nghén Vinger-6 ODF
- Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2019
- Tập huấn Sử dụng kháng sinh trong thực hành lâm sàng sản phụ khoa và sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Kon Tum: Đơn nguyên Sơ sinh cứu sống nhiều trẻ "bé tẹo" chỉ 7-8 lạng nguy kịch
- Phát tặng miếng dán thông báo ưu tiên cho phụ nữ mang thai
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.