Kỹ thuật can thiệp trong buồng tử cung (chữa bệnh cho thai nhi) nhằm khắc phục những bệnh lý, bất thường của bào thai ngay trong bụng mẹ, để con có thể thuận lợi ra đời và giảm bớt gánh nặng dị tật bẩm sinh của trẻ.
Vừa qua, bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cơ sở y tế đầu tiên trên cả nước thực hiện thành công can thiệp trong buồng ối đối với sản phụ mang song thai chung bánh rau cực kỳ phức tạp.
Trong chương trình “Sức khỏe cộng đồng” phát sóng ngày 28/10/2019 trên kênh H1 của Đài PT-TH Hà Nội, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc bệnh viện về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết đây là kỹ thuật cao nhất về sản khoa hiện nay trên thế giới và mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Những kỹ thuật này hiện nay đang được triển khai ở những nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ , Bỉ, Phần Lan, Singapore, Hongkong… Kỹ thuật can thiệp trong buồng tử cung mới có trên thế giới 15 năm nay. Anh là quốc gia triển khai đầu tiên kỹ thuật này.
Trước đây, nếu không thực hiện can thiệp, những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ có thể bị chết dần hoặc chào đời với những dị tật, bất thường nặng nề. Còn hiện tại, với kỹ thuật khoa học hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong.
Chính vì vậy, bệnh viện đã mạnh dạn đầu tư máy móc, cử bác sĩ đi học, tiếp cận những kiến thức mới để cứu sống những thai nhi không may mắc dị tật ngay khi còn trong bụng mẹ.
Chia sẻ về những khó khăn khi áp dụng phương pháp mới tại Việt Nam, giám độc bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng thẳng thắn chia sẻ:
Rõ ràng khi tiếp cận kỹ thuật mới, cần chấp nhận một số khó khăn như: Tư vấn cho sản phụ, gia đình sản phụ về việc chấp nhận tỷ lệ thất bại vì không phải ca nào cũng thành công 100%. Tỷ lệ thất bại có thể xảy ra ngay trong quá thực hiện can thiệp, có nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non.
Một khó khăn nữa, là sau khi can thiệp, có những dị tật chỉ có thể can thiệp để đạt tới một thành công nhất định, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn, chẳng hạn như can thiệp để giảm tối đa những dị tật, bất thường của thai nhi.
Các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội can thiệp trong buồng ối với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp. |
Việc bệnh viện phụ sản Hà Nội công bố thực hiện can thiệp thành công 2 ca song sinh chung bánh rau đã thu hút được đông đảo sự quan tâm từ cộng đồng. Khi nói về các trường hợp có thể ứng dụng kỹ thuật can thiệp trong buồng tử cung, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết: Trên thế giới hiện nay, tất cả những dị tật, bất thường cần phải được can thiệp nếu gây nguy cơ tử vong cho thai nhi hoặc chào đời không lành lặn. Tuy nhiên, những dị tật như thừa ngón chân, ngón tay… thì không cần phải can thiệp kỹ thuật này.
Một số trường hợp có thể thực hiện phương pháp này có thể kể đến như: dây sơ quấn chặt cổ tay hoặc cổ chân của thai nhi, thoát vị cơ hoành thì ruột, gan thai nhi chèn vào phổi làm teo phổi …
Bác sỹ sẽ cân nhắc nguy cơ nếu không can thiệp thì thai nhi sẽ chết trong bụng hoặc dị tật nặng nề sau sinh để tiến hành kỹ thuật. Nếu thành công khi can thiệp, đứa trẻ có thể phát triển bình thường. Và cuối cùng dựa vào nguồn lực để thực hiện kỹ thuật này.
Hiện nay, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai thực hiện 2 kỹ thuật mà có tỷ lệ thai nhi mắc nhiều nhất nhưng tỷ lệ thành công khi can thiệp lại cao nhất, đó là hội chứng song thai truyền máu cho nhau và dây sơ buồng ối.
Trong tương lai gần, bệnh viện tiến tới sẽ thực hiện các bệnh lý khác nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý vẫn có thể phát triển tốt trong tử cung của người mẹ và chờ đến ngày chào đời.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cũng đề cao tầm quan trọng của việc khám sang lọc cho thai nhi để phát hiện sớm các dị tật và có sự can thiệp phù hợp.
Hai kỹ thuật đang triển khai là hội chứng song thai truyền máu cho nhau và dây sơ buồng ối, đều nằm trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối do bệnh viện Phụ sản Hà Nội chủ nhiệm. Đề tài đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tháng 6/2018 nhằm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Dự kiến, đến năm 2021, sau khi Đề tài được hoàn tất, đây sẽ là cơ sở khoa học để Bộ Y tế ban hành danh mục các kỹ thuật, khi đó, các cơ sở sản khoa khác nếu có đủ điều kiện đều thực hiện được kỹ thuật này.
- Thông báo ngừng bán lẻ sản phẩm Miếng ngậm giảm nghén Vinger-6 ODF
- Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2019
- Tập huấn Sử dụng kháng sinh trong thực hành lâm sàng sản phụ khoa và sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Kon Tum: Đơn nguyên Sơ sinh cứu sống nhiều trẻ "bé tẹo" chỉ 7-8 lạng nguy kịch
- Phát tặng miếng dán thông báo ưu tiên cho phụ nữ mang thai
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.