Điểm mặt dấu hiệu nghén khi mang thai cần để tâm

Khi mang thai mẹ cần quan tâm những dấu hiệu nghén nào?

Khi mang thai, cơ thể mẹ mang thêm trong mình một sự sống và cùng với đó là những thay đổi để thích nghi với các biểu hiện mang thai và dấu hiệu nghén. Nghén là triệu chứng thường gặp khi mang thai, vậy mẹ cần lưu ý những gì khi mang thai bị ốm nghén?

Khi nào dấu hiệu nghén xuất hiện?

Các dấu hiệu nghén thường xuất hiện vào giai đoạn từ tuần 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp ốm nghén xuất hiện từ sớm, ngay khi mẹ phát hiện mình ngừng kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực…

Tùy vào cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ mà thời gian kéo dài các dấu hiệu nghén là khác nhau, nhưng thường ốm nghén sẽ đeo bám mẹ bầu 3 tháng đầu của thai kỳ. Có những mẹ bầu thì ốm nghén kéo dài đến hết thai kỳ, do cơ thể mẹ quá nhạy cảm với sự thay đổi khi mang thai.

Ốm nghén thường đeo bám mẹ trong 3 tháng đầu
Ốm nghén thường đeo bám mẹ trong 3 tháng đầu 

Các nguyên nhân thường gặp gây ốm nghén

Khi mang thai bị ốm nghén là triệu chứng bình thường của nhiều mẹ bầu. Dù các nhà khoa học đã nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra các dấu hiệu nghén do mang bầu. Tuy nhiên cũng xác định một số nguyên nhân có yếu tố nguy cơ cao gây ốm nghén như:

  • Nồng độ nội tiết tố hCG của mẹ tăng quá cao, khi đó hormon progesterone gây dãn cơ của hệ tiêu hóa làm thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên, làm tăng cảm giác buồn nôn, dễ gây nôn ói cho mẹ bầu
  • Do di truyền
  • Mẹ bầu mệt mỏi ăn uống thất thường làm lượng đường máu thấp cũng là 1 yếu tố nguy cơ cao
  • Do hệ thần kinh của mẹ dễ nhạy cảm với mùi và thực phẩm gây buồn nôn

Những biểu hiện nghén khi mang thai

Một số quan điểm cho rằng ốm nghén là dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh vì con đang tự lấy dinh dưỡng từ mẹ. Nhưng nếu nghén nhiều hoặc nghén nặng mẹ chẳng ăn uống được gì thì lấy đâu dưỡng chất cho con khi nhu cầu của thai nhi đang rất cao. Vậy nên các mẹ, các bố cần lưu ý đến những dấu hiệu nghén để chăm sóc cho mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các dấu hiệu nghén cần lưu tâm bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
  • Buồn nôn, hay nôn, nôn khan
  • Nhạy cảm với các mùi thức ăn, đặc biệt thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ…không muốn ăn, không thể ăn uống được gì nhiều.

Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng hoặc ốm nghén kéo dài thì tình trạng nghén còn nặng hơn và khó có thể kiểm soát được, với các triệu chứng trầm trọng cụ thể như:

  • Nôn mửa không kiểm soát, nôn liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Người lúc nào cũng nâng nâng như say xe, đau đầu, choáng váng, chóng mặt và buồn nôn.
  • Tình trạng chán ăn, không ăn uống được kéo dài cùng tình trạng ốm nghén.
  • Nôn quá nhiều gây mất nước, rối loạn điện giải, sút cân.
  • Có những trường hợp mẹ chỉ nằm tại giường, cơ thể suy kiệt không thể đi lại.


Một số quan điểm cho rằng ốm nghén là dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh

Một số cách giảm nghén cho mẹ bầu

Mẹ bầu đừng nghĩ nghén không có cách chữa, mà phải cố gắng chịu đựng đôi khi nghén quá lâu, quá nặng sẽ để lại những hậu quả không mong muốn cho thai nhi.

Một số phương pháp đơn giản dễ làm giúp mẹ bớt nghén:

  • Tránh nhạy cảm với mùi gây khó ăn uống thì mẹ nên ăn những món ăn có dịu nhẹ tránh đồ sống, mùi tanh, nồng.
  • Mẹ nên ăn những bữa ăn nhỏ, nhiều bữa thay vì dồn vào 3 bữa chính trong ngày, không nên ăn quá no sẽ gây đầy chướng, kho tiêu hóa.
  • Mẹ nên bổ sung thêm vitamin từ các loại hoa quả bằng cách ăn hoặc uống nước ép và tránh táo bón khi mang thai.
  • Uống nước đều đặn rất tốt cho mẹ bầu để bù vào phần nước do nôn ói mà mất đi.
  • Giấc ngủ cũng rất quan trọng với mẹ bầu, vì vậy mẹ hãy chọn 1 chiếc gối mềm phù hợp với mẹ để có những giấc ngủ ngon.
  • Điều quan trọng nhất đó là mẹ bầu cần có một tâm trạng thư thái không phải buồn phiền, lo âu. Giúp mẹ thoải mái hơn trong thai kỳ.

Uống nước đều đặn rất tốt cho mẹ bầu để bù vào phần nước do nôn ói mà mất đi
Uống nước đều đặn rất tốt cho mẹ bầu để bù vào phần nước do nôn ói mà mất đi

Đối với trường hợp mang thai bị ốm nghén kéo dài hoặc có những dấu hiệu nghén nặng thì

  • Mẹ có thể sử dụng Vitamin B6 để làm tăng hấp thu các vitamin tốt hơn, đồng thời giảm nôn ói, buồn nôn. Cần lưu ý sử dụng theo liều lượng của bác sĩ kê.
  • Trong trường hợp mẹ bầu nôn quá nhiều gây mất nước, rối loạn điện giải cần đến bác sĩ để được truyền nước.
  • Gừng cũng là 1 biện pháp không dùng thuốc giúp mẹ giảm nôn ói nghén.

Tuy nhiên gừng lại gây nóng do vậy mẹ có thể sử dụng chế phẩm làm giảm bớt tính nóng của gừng để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985