Nôn Nghén khi mang thai- Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Khắc Phục

 

Nôn Nghén Khi Mang Thai – Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Khắc Phục

Khi mang thai dấu hiện nhận biết đầu tiên là nôn nghén. Nôn nghén thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Tình trạng ốm nghén này kéo dài có thể làm cơ thể mẹ suy nhược, sút cân, thiếu dinh dưỡng cho cả thai phụ và thai nhi.

Cùng omnghen.vn tìm hiểu thông tin về nôn nghén thai kỳ và cách khắc phụ cho mẹ bầu.

Thông tin liên quan

Phân biệt hội chứng nôn nghén và ốm nghén

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi

Nôn nghén trong thai kỳ - Nguyên nhân do đâu

Hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân nôn nghén trong thai kỳ. Nhưng các chuyên gia y khoa cho rằng biểu hiện nôn nghén có liên quan đến sự thay đổi hoormon của phụ nữ khi mang thai. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng khi tăng chức năng tuyến giáp tạm thời trong thời gian mang thai của mẹ thì nồng độ hCG cũng cao. Cũng có thể cơ chế của nôn nghén khi mang thai là do sự nhạy cảm với hCG ở dạ dày lớn hơn làm kích thích ở dạ dày và khứu giác nhạy cảm hơn và tăng đào thải. Khi có tiền sử về rối loạn đường ruột hay hen suyễn, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ nôn nghén

nôn nghén có liên quan đến sự thay đổi hoormon
Nôn nghén có liên quan đến sự thay đổi hoormon

Biểu hiện nôn nghén thường gặp

Khi mang thai, nôn nghén thường gặp vào buổi sáng, lúc mới thực dậy hoặc rải rác trong ngày. Tình trạng này diễn ra nhiều hơn từ tuần 6 thai kỳ cho hết tháng thứ 3 của thai kỳ. Các yếu tố làm tăng khả năng buồn nôn không theo một quy luật nào. Có những người khó chịu với mùi thức ăn chiên xào, dầu mỡ, có những mẹ lại thấy buồn nôn khi mùi mỹ phẩm, nước hoa, có những thai phụ lại rất sợ mùi thuốc lá hoặc một số mùi quen thuộc trước kia. Có khi nôn nghén còn là dấu hiệu báo hiệu mang thai đôi hoặc trong số ít trường hợp đó là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi nên mà cần chú ý theo dõi.

Mức độ nôn nghén hay khó chịu cũng khác ở mỗi người. Có những thai phụ nôn nghén chỉ diễn ra trong một vài tuần lễ với mức độ nhẹ có thể chịu đựng được, nhưng có những mẹ mức độ nôn nghén lại rất nặng và có thể kéo dài đến tận những tháng cuối khi gần sinh.

Các biến chứng thai phụ có thể gặp phải khi bị nôn nghén thai kỳ

Chứng nôn nghén có thể khiến mẹ không ăn uống được gì hoặc không thể giữ được thức ăn trong đường tiêu hóa dẫn đến tăng cân không đủ ở người mẹ trong thai kỳ. Nguy cơ sinh non sẽ tăng cao, cũng như chỉ số Apgar thấp khi số cân nặng tăng trong thai kỳ của mẹ dưới 7kg. (Apgar là chỉ số phản ánh đo từ 1 đến 5 phút sau khi sinh của trẻ)

Khi nôn nghén quá nhiều, mẹ không thể kiểm soát được tần suất nôn trong ngày có thể khiến cơ thể mẹ rơi vào tình trạng mất nước, rối loạn điện giải.

ảnh

Cách khắc phục và điều trị chứng nôn nghén

Dù nôn nghén mức độ nhẹ ở bà bầu có thể không nguy hiểm đến thai nhi nhưng cũng khiến mẹ mệt mỏi và không hấp thu được nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nên tốt hơn cả là mẹ nên tìm phương pháp làm giảm bớt chứng nôn nghén chứ đừng cố chịu đựng.

nên tìm phương pháp làm giảm bớt chứng nôn nghén chứ đừng cố chịu đựng
Nên tìm phương pháp làm giảm bớt chứng nôn nghén chứ đừng cố chịu đựng

Phương pháp khắc phục ốm nghén không dùng thuốc

Theo các chuyên gia thì khi tình trạng nghén của mẹ không quá nặng thì không nên sử dụng thuốc mà có thể áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ tình trạng nôn nghén khi mang thai

Về ăn uống mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa trong ngày. Ăn các món ăn hợp khẩu vị với mẹ, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Loại bỏ những thực phẩm, đồ uống mà mẹ cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi chứ không nhất thiết phải tuân thủ theo một thực đơn ép buộc nào đó. Ngồi ăn ở những khu vực tránh mùi khó chịu với mẹ như mùi nhà bếp, mùi thức ăn chiên xào, dầu mỡ. Gợi ý cho mẹ một số loại thực phẩm dễ ăn như thịt cá, rau cải, một số loại ngũ cốc, dưa hấu… Không nên để quá đói hoặc ăn quá no vì sẽ khiến dạ dày của mẹ khó chịu và dễ buồn nôn hơn. Mẹ cũng cần lưu ý uống nhiều nước, chú ý là uống đều đặn trong ngày để tránh mất nước. Mẹ nên tập thói quen ngủ trưa, chỉ nên ngủ giấc ngắn chứ không nên ngủ say.

Điều trị ốm nghén bằng thuốc

Các thuốc chống nôn hay được sử dụng cho mẹ bầu là domperidone, metoclopramide và doxylamine. Nhưng thuốc này sử dụng đều cần được bác sỹ kê đơn và hướng dẫn.

Khi phụ phải nhập viện khi chứng nôn nghén gây mất nước, rối loạn điện giải, mẹ bầu sút cân nhiều.

Hy vọng mẹ có thể khắc phục hiện tượng nôn nghén mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

 

 

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985