Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy những chất lạ ra khỏi đường hô hấp. Đây là một tình trạng khá phổ biến gặp cả ở người bình thường và phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho nặng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bà bầu bị ho uống thuốc gì để đảm bảo an toàn và giảm ho nhanh nhé.
Bà bầu bị ho do những nguyên nhân gì?
Tình trạng ho ở phụ nữ có thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị thích hợp và an toàn. Một số nguyên nhân gây ho phổ biến có thể kể đến như:
Tiền sử mắc các bệnh lý đường hô hấp
Một số bà mẹ trước khi mang thai đã mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn. Khi mang thai, nếu không kiểm soát tốt, các bệnh lý này rất dễ tái phát và gây ra những cơ ho dai dẳng, thậm chí là gây khó thở cho người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản - một bệnh lý có vẻ không liên quan đến đường hô hấp cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây ho. Đặc biệt khi có thai, sự chèn ép của thai nhi lên ổ bụng và sự thay đổi nồng độ các hormon cũng khiến cho tình trạng trào ngược nặng hơn, gây ho, khó thở, tức ngực ở mẹ bầu.
Một số bà mẹ trước khi mang thai đã mắc các bệnh lý về hô hấp trước khi mang thai
Do suy giảm hệ thống miễn dịch
Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thường rất nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp như vi khuẩn, virus,...Đặc biệt, nếu người phụ nữ không có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể bị suy nhược thì càng dễ dàng bị mắc bệnh. Do đó việc bổ sung các chất đạm, vitamin,...vào khẩu phần ăn của người mẹ là rất cần thiết.
Do sự thay đổi thất thường của thời tiết
Vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt là mùa thu đông, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu không được giữ ấm tốt, người mẹ có thể dễ dàng mắc các bệnh về hầu họng dẫn đến ho.
Do ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí là một tình trạng đáng báo động, đặc biệt tại các thành phố lớn, gây ra các bệnh lý mãn tính trên đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, COPD,...Vì vậy, phụ nữ có thai cần phải đảm bảo nơi ở sạch sẽ, tránh để rác thải bừa bãi trong nhà ở, nấu ăn trong phòng kín và khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh khí thải xe cộ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2 cách trị ho cho bà bầu, ưu nhược điểm của từng phương pháp
Bà bầu khi bị ho có thể tự điều trị tại nhà bằng các loại dược liệu dân gian, hoặc sử dụng các loại thuốc tây y theo hướng dẫn của dược sĩ và bác sĩ.
Phương pháp trị ho bằng các dược liệu dân gian có ưu điểm là rẻ tiền, dễ kiếm. Từ những nguyên liệu thân thuộc như mật ong, gừng, lá tía tô, quả tắc,...mẹ bầu có thể tạo ra những bài thuốc chữa ho hiệu quả. Bên cạnh đó phương pháp này được coi là lành tính, ít nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, các loại dược liệu dân gian thường không mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, và thường chỉ có hiệu quả với những cơn ho ở mức độ nhẹ và trung bình.
Các loại thuốc tây y thường cắt cơn ho nhanh và mạnh hơn so với các loại dược liệu dân gian. Tuy nhiên, đây chỉ nên là lựa chọn khi mẹ bầu đã trị ho bằng các bài thuốc dân gian mà không có hiệu quả.
Bởi lẽ, các thuốc tây y thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho thai nhi, cản trở sự hình thành và phát triển bình thường của bào thai. Do đó, khi sử dụng thuốc tây để điều trị ho, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Điều trị ho cho bà bầu cần sử dụng những liệu pháp đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bé
Cách trị ho bằng dược liệu dân gian tại nhà cho bà bầu
Trước khi cần đến sự thăm khám của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc tây y, mẹ bầu có thể tự điều trị ho tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính sau:
Trị ho bằng gừng và mật ong
Theo y học cổ truyền, gừng có tác dụng làm ấm, giải cảm, dùng cho các trường hợp ho có đờm. Mật ong lại có tính kháng khuẩn cao, giúp giải độc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ bầu khi bị ho có thể lấy một củ gừng tươi rửa sạch, nướng nguyên vỏ cho cháy xém, sau đó cạo phần vỏ cháy và giã nát. Ngâm phần gừng đã giã với 4-5 thìa cafe mật ong, ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi nuốt.
Trị ho bằng lá húng chanh
Trong tinh dầu của lá húng chanh có chứa một chất tên là cavaron, có tác dụng giảm ho, trừ đờm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy vài quả quất và một ít lá húng chanh đã làm sạch đem giã nhuyễn, cho thêm một ít đường, đem đi chưng cách thủy khoảng 15 phút rồi chắt lấy phần nước đem ngậm.
Trị ho bằng lá tía tô
Theo đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, có tác dụng giải cảm, khử đờm, trị ho hiệu quả. Khi bị ho, mẹ bầu dùng lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế đã làm sạch, đem giã nhuyễn trong bát sứ, cho thêm ít đường phèn rồi chưng cách thủy trong 15 phút, chắt lấy phần nước đem ngậm rồi nuốt từ từ.
Trị ho bằng rễ cây cam thảo
Theo đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không chỉ có tác dụng bổ phế, trị ho, mà còn bổ khí, bổ huyết, giúp nâng cao thể trạng của người phụ nữ khi mang thai. Bạn chỉ cần đun sôi nước, sau đó lấy 2 rễ cây cam thảo ngâm trong đó khoảng 15 phút rồi uống. Sử dụng nước cam thảo khoảng 2 lần sáng và tối rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Trị ho bằng chanh đào
Chanh đào loại chanh quả to, mọng nước, có mùi thơm được sử dụng phổ biến để trị ho trong dân gian. Người ta có thể ngâm chanh đào với mật ong hoặc đường phèn, sau đó ngậm hoặc nuốt để trị ho.
Trị ho bằng tắc chưng đường phèn
Quả tắc hay theo người Bắc gọi là quả quất, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, trị ho, long đờm rất hiệu quả. Đây là một phương pháp điều trị được rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Vì vậy, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện trong phần sau của bài viết.
Trà ấm là một biện pháp an toàn, hiệu quả để giải quyết cơn ho cho bà bầu
Bà bầu bị ho uống thuốc gì để vừa an toàn, vừa nhanh khỏi?
Trong trường hợp dù đã sử dụng các bài thuốc trị ho dân gian mà không hiệu quả, mẹ bầu có thể đến nhà thuốc để được dược sĩ tư vấn các loại thuốc không kê đơn như:
- Các thuốc ngậm ho, thuốc xịt họng, siro trị ho có chứa bạc hà, cam thảo,...để làm dịu họng.
- Trường hợp ho khan, có thể giảm ho bằng các thuốc có chứa các hoạt chất như Dextromethorphan, Codein, hoặc thuốc chống dị ứng có chứa hoạt chất như Cetirizin.
- Nếu ho kèm có đờm có thể sử dụng thuốc chứa hoạt chất như N-acetylcystein để long đờm.
- Trường hợp ho kèm theo đau, rát họng, bạn có thể được tư vấn sử dụng thuốc giảm đau có chứa Acetaminophen hoặc viên ngậm có chứa chất alphachymotrypsin có tác dụng chống viêm, chống phù nề.
Khi nào bà bầu bị ho nên uống kháng sinh?
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho vẫn dai dẳng dù đã sử dụng các cách nêu trên, hoặc khi bạn xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng như sốt cao, khó thở, ho có đờm mủ xanh hoặc vàng,... bạn nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, việc sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc đặc trị bệnh là cần thiết.
Thuốc trị ho không dùng cho bà bầu:
Một số loại thuốc trị ho do có những độc tính nghiêm trọng trên thai nhi nên bị hạn chế khi sử dụng cho mẹ bầu. Sau đây là một số loại thuốc mà các mẹ bầu cần lưu ý:
Các thuốc trị ho bà bầu không được sử dụng:
- Các thuốc chống viêm nhóm NSAIDS (diclofenac; ibuprofen; celecoxib,..) trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Kháng sinh nhóm tetracyclin.
Các thuốc trị ho bà bầu nên hạn chế sử dụng:
- Thuốc chống viêm nhóm steroid (prednisolon; methylprednisolon,...)
- Kháng sinh nhóm quinolon; thuốc trị ho chứa codein, tramadol
- Thuốc tăng cường miễn dịch chứa thymomodulin
Cách chưng tắc đường phèn trị ho cho bà bầu:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Quả tắc: 0.5-1 kg
- Đường phèn: 200g
- Mật ong: 100g
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 500g đến 1kg quả tắc bằng nước muối loãng.
- Sau đó, vớt tắc ra rổ cho ráo nước, dùng dao nhỏ bổ quả tắc làm đôi, vắt kiệt nước vào một bát sứ nhỏ, loại bỏ phần hạt và giữ lại phần vỏ.
- Phần vỏ tắc thái thành lát mỏng và cho ngâm với phần nước cốt
- Đem phần nước cốt đun cách thủy cùng với mật ong và đường phèn trong vòng 5-10 phút rồi cho thêm một ít muối sạch.
- Để phần nước cho nguội rồi đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh sạch để sử dụng hàng ngày.
-
Mỗi lần sử dụng, bạn dùng 2-3 thìa trộn đều với nước đun sôi để nguội, dùng để ngậm hoặc uống để làm dịu cổ họng và giảm ho.
Lưu ý khi thực hiện:
- Quả tắc cần được làm sạch trước khi đem đi chế biến để đảm bảo vệ sinh cho mẹ bầu.
- Với những mẹ bầu có bệnh lý dạ dày,nên cân nhắc khi sử dụng bài thuốc này, có thể dùng sau khi ăn no.
Để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi lại các mầm bệnh từ bên ngoài, mẹ bầu cần duy trì một thói quen sinh hoạt khoa học
Bà bầu cần lưu ý gì để phòng ngừa tình trạng ho trong thai kỳ?
Để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi lại các mầm bệnh từ bên ngoài, mẹ bầu cần duy trì một thói quen sinh hoạt khoa học và nên tuân thủ theo các lời khuyên sau:
- Không lao động quá sức, vận động nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc.
- Không nên đến những nơi có khói bụi, không khí ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc đông người.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu, sau khi tắm lau khô người bằng khăn sạch, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh.
- Cần đi thăm khám bác sĩ sớm khi có các dấu hiệu cảnh báo như sốt cao, đau ngực, khó thở, ho có đờm,...
- Trước và trong quá trình mang thai, người mẹ cần được tiêm đầy đủ các loại vacxin như bạch hầu, ho gà, phế cầu, rubella,... để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.
Phụ nữ có thai cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin trước và trong quá trình mang thai
- Chế độ ăn hợp lý: Khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ, cũng như đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện.
- Bổ sung khoáng chất: Sắt, Canxi, Vitamin và acid folic là những yếu tố quan trọng cần được bổ sung từ khẩu phần ăn của mẹ bầu. Những chất này có thể được cung cấp từ một số loại thực phẩm như: trứng gà, cá hồi, thịt bò, rong biển, bắp cải, đậu phụ,...
Tóm lại, bà bầu bị ho do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có trường hợp cần phải dùng thuốc, có trường hợp lại không cần thiết. Bà bầu là đối tượng đặc biệt, dễ phải hứng chịu các tác dụng không mong muốn từ thuốc. Do đó, các dược liệu dân gian nên được ưu tiên sử dụng.
Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên bạn đọc có thể hiểu hơn về tình trạng ho ở phụ nữ mang thai, từ đó trả lời được thắc mắc bà bầu bị ho uống thuốc gì?
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985.
- Thai 38 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh? 4 nguyên nhân và 5 cách khắc phục an toàn cho mẹ bé
- Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải bất thường? Dấu hiệu chuyển dạ sinh non? Tư vấn
- Bà bầu bị ho uống thuốc gì để an toàn và giảm ho nhanh
- Bà bầu bị sốt – nguyên nhân và cách xử lí an toàn
- Nguy cơ mất con khi mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ
Bạn đang lo lắng về tình trạng ốm nghén?
Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay hoặc gọi đến tổng đài: 1900 636 985
Giá sản phẩm:
330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.
Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.