Thai 38 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh? 4 nguyên nhân và 5 cách khắc phục an toàn cho mẹ bé

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, người thân và mẹ bầu rất quan tâm đến các dấu hiệu sắp sinh. Đặc biệt, nhiều mẹ thắc mắc rằng thai 38 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu chuyển dạ hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân cơn gò bụng ở tuần 38 thai kỳ và cách khắc phục an toàn cho mẹ bé.  

Thai 38 tuần gò cứng bụng có phải là bất thường không?

Tuần thứ 38 rất gần thời điểm chuyển dạ nên hiện tượng gò cứng bụng là hoàn toàn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của cơn co thắt tử cung bình thường hoặc là dấu hiệu chuyển dạ sớm ở thai phụ. Do đó, mẹ cần phân biệt cơn gò cứng bụng sinh lý với cơn gò chuyển dạ để có cách xử lý phù hợp.

Thai tuần 38 đã phát triển đầy đủ

Thai 38 tuần gò cứng bụng có thể là dấu hiệu của sắp sinh hoặc sinh lý bình thường

Phân biệt cơn gò cứng bụng sinh lý với cơn gò chuyển dạ sinh sớm tuần 38

Một số điểm giúp thai phụ phân biệt cơn gò sinh lý với cơn gò cứng bụng chuyển dạ như sau: 

 

Gò cứng bụng sinh lý

Cơn gò chuyển dạ

Thời điểm diễn ra

Xuất hiện khá sớm, khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ.

Thường xảy ra bất chợt, không theo chu kỳ, không thành cơn tuy nhiên không quá 2 lần/ giờ

Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 22 đến tuần 37.

  • Trước tuần 37: chuyển dạ sinh non
  • Sau tuần 37: chuyển dạ đủ tháng.

Thời gian kéo dài

Thường chỉ khoảng 30 giây, hiếm khi kéo dài đến 90 giây.

Cơn gò chuyển dạ thường kéo dài khoảng 60 - 90 giây.

Cường độ

Cảm giác vùng bụng dưới khó chịu, căng tức nhưng không quá đau đớn.

Đau mạnh vùng bụng dưới, ngày càng đau hơn.

Tần suất

Xuất hiện bất chợt và thường biến mất sau khi nghỉ ngơi.

Cơn gò chuyển dạ xuất hiện bất chợt và tần suất tăng dần, liên tục. Không giảm đau dù bạn thay đổi tư thế hay thư giãn.

Dấu hiệu đi kèm

  • Thường xuất hiện khi thai nhi bắt đầu biết đạp, cử động hoặc khi mẹ được xoa bóp.
  • Có thể xuất hiện khi mẹ bầu thiếu dinh dưỡng hay suy nhược do thiếu nước.
  • Đau vùng bụng dưới, rồi lan dần đau khắp bụng.
  • Xuất hiện dịch nhầy màu hồng và hiện tượng chảy máu âm đạo.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở rộng 8-10cm.

Nguyên nhân cơn gò cứng bụng tuần 38 xảy ra

Các bác sĩ và chuyên gia đã nghiên cứu và cho rằng một số nguyên nhân dưới đây gây ra hiện tượng gò cứng bụng ở tuần 38. Cụ thể:

Dấu hiệu sắp sinh

Các cơn gò cứng bụng xuất hiện nhiều hơn vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Bởi, đây là các cơn co thắt giúp làm săn chắc các cơ trong tử cung để chuẩn bị cho việc sinh em bé.

Đối với cơn gò bụng sắp sinh, thời gian co thắt tử cung có thể kéo dài 60-90s, càng về sau càng kéo dài hơn và tần suất xảy ra liên tục. Khi đó, mẹ nên chuẩn bị tinh thần và đồ đạc để nhập viện, chuẩn bị cho việc sinh nở.  

Cơn gò chuyển dạ giả

Tình trạng thai 38 tuần gò cứng bụng có thể chỉ là cơn gò chuyển dạ giả. Đối với chuyển dạ giả, mẹ sẽ thấy cơn gò bụng không gây đau đớn mạnh, thời gian xuất hiện khoảng 30-60s và không kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ khác.  

cơn chuyển dạ giả ở bà bầu 38 tuần

Bà bầu tuần 38 có thể đối mặt với cơn chuyển dạ giả

Do chuyển động của thai nhi

Các cơn gò sinh lý thường sẽ xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh và toàn diện về cả xương, vận động và trí não. Do đó, khi bé chuyển động, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn và có thể gây gò cứng bụng.

Gò cứng do mẹ bị táo bón, bàng quang đầy

Giai đoạn cuối thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể bị gò cứng bụng do táo bón. Vì tuần thứ 38, tử cung ngày càng giãn ra làm chèn ép, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Để giảm hiện tượng này, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ từ rau xanh và trái cây.

Ngoài ra, bàng quang đầy nước cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến gò cứng bụng ở tuần 38. Bởi khi mẹ mang thai, thể tích máu trong cơ thể tăng dẫn đến lượng nước tiểu sản xuất ra nhiều hơn, bà bầu hay buồn đi tiểu tiện hơn.

Ngoài ra, bụng mẹ cũng ngày một lớn hơn, khiến thai phụ gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Khi đó, bàng quang đầy tạo nên áp lực, cùng với áp lực tử cung sẽ dẫn đến hiện tượng gò cứng bụng ở thai phụ.

Gò cứng bụng do mẹ bị viêm nhiễm

Một số trường hợp gò cứng bụng còn có thể đến từ nguyên nhân viêm nhiễm đường sinh dục, đường tiết niệu hoặc viêm đường ruột.

Ở thời điểm thai 38 tuần, mẹ bầu nên chú ý hơn đến việc vệ sinh cơ thể, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ. Để tránh tình trạng viêm nhiễm sinh dục hoặc viêm màng ối, có thể dẫn đến sinh non.

bà bầu tuần 38

Bà bầu tuần 38 nên được chăm sóc đặc biệt để có một kỳ sinh nở hoàn hảo nhất

Biện pháp chăm sóc thai phụ bị gò cứng bụng tuần thai thứ 38

Nếu tình trạng gò cứng bụng xảy ra khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái, người nhà hoặc thai phụ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Uống nước ấm

Thiếu nước là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến các cơn gò cứng bụng sinh lý. Do đó, nếu gặp tình trạng này liên tục, mẹ bầu nên uống một cốc nước ấm và nghỉ ngơi một lúc.

Không chỉ uống nước ấm mỗi ngày mà thai phụ cũng nên ngâm mình bằng nước ấm 15p mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, giảm đau nhức.

Nằm nghiêng

Đôi khi, vị trí nằm của cơ thể có thể gây áp lực lên tử cung, làm kích thích các cơn gò bụng sinh lý. Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế sang nằm nghiêng để giúp giảm áp lực lên vùng tử cung. Từ đó, giảm cường độ và tần suất gò cứng bụng ở mẹ.

Thư giãn hít thở sâu

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc thư giãn bằng cách hít thở sâu mỗi ngày sẽ tốt hơn cho cơ thể mẹ bầu và cả thai nhi. Một trong những cách thư giãn được nhiều bà bầu lựa chọn đó chính là ngồi thiền mỗi ngày và thả lỏng cơ thể. Biện pháp này không chỉ giúp giảm các cơn gò cứng bụng mà còn giúp điều hòa cơ thể và tâm trạng của bà bầu.

thư giãn nghỉ ngơi ở bà bầu

Bà bầu tuần 38 nên tăng cường nghỉ ngơi, thư giản

Vận động nhẹ nhàng hàng ngày

Thời điểm thai kỳ 38 tuần, cơ thể của mẹ bắt đầu trở nên nặng nề hơn và có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng tại chỗ hoặc đi bộ bước nhỏ ngay ở trong sân hay công viên gần nhà. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ trao đổi chất tốt hơn và giảm triệu chứng gò cứng bụng.

Đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu lạ

Nếu các biện pháp trên không giúp mẹ bầu giảm các cơn gò bụng, thai phụ nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Trong trường hợp gò cứng bụng đi kèm thêm các dấu hiệu dưới đây, thai phụ nên nhờ người nhà đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Đau bụng dai dẳng, cơn gò bụng tiếp diễn liên tục trong 1 giờ.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo hoặc âm đạo tiết ra chất nhầy màu hồng.
  • Mẹ cảm thấy chuyển động của em bé chậm lại hoặc dừng lại.
  • Mẹ bầu cảm thấy không khỏe.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết cho mẹ bầu về thai 38 tuần gò cứng bụng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ bầu và thai nhi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 của Omnghen.vn để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn ngay nhé! Chúc mẹ bầu và thai nhi mạnh khỏe và bình an!

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985