[Khám phá] Cách bổ sung sắt cho bà bầu để phòng ngừa thiếu máu

Bổ sung sắt cho bà bầu

Việc bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ trong suốt thai kỳ giúp mẹ có sức khỏe tốt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cùng các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ và rụng tóc. Vậy bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào cho hợp lý và khoa học, mẹ hãy cùng omnghen.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vai trò của sắt đối với mẹ bầu và thai nhi

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin - thành phần chính của tế bào hồng cầu có trong máu. Hemoglobin giúp cho máu có màu đỏ, đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và mô trong cơ thể. Tại các tế bào và mô, oxy kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để tạo ra năng lượng cho từng tế bào và cả cơ thể hoạt động. 

Bên cạnh đó, sắt còn là thành phần quan trọng có trong myoglobin, một protein cung cấp oxy cho cơ và collagen. Myoglobin giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn và các mô liên kết khác. Sắt cũng là nguyên liệu để sản xuất các enzyme thiết yếu trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Như vậy, sắt là một thành phần không thể thiếu đối với sự sống, đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể.

Với phụ nữ mang thai, sắt còn đóng một vai trò thiết yếu hơn nữa. Bởi vì trong 9 tháng thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng lên 50% để truyền qua dây rốn nuôi thai nhi. Do đó, để có đủ sắt cho việc sản xuất máu, nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng cao hơn người bình thường. 

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu mẹ không được bổ sung đủ sắt?

Vai trò của sắt đôi với mẹ bầu và thai nhi

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin

2. Thiếu sắt ở bà bầu có nguy hiểm không?

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi. 

2.1. Thiếu sắt ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt có nguy cao cao gặp các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản và băng huyết sau sinh. Không những thế, sức khỏe của mẹ bầu còn bị suy giảm và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Thiếu sắt khiến cho khả năng vận chuyển oxy từ mẹ sang con bị giảm sút. Thai nhi không được cung cấp đủ oxy có nguy cơ cao bị rối loạn trao đổi chất, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Nếu tình trạng này kéo dài, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Sau sinh, trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, cân nặng và thể lực kém hơn các trẻ khác có mẹ được bổ sung đủ sắt. Ngoài ra, trẻ bị thiếu sắt từ khi mới sinh còn bị ảnh hưởng đến nhận thức và trí tuệ sau này.

2.2. Triệu chứng thiếu sắt ở bà bầu

Mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng thiếu sắt bởi các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi kéo dài

  • Người yếu ớt, chân tay không có lực

  • Tim đập nhanh

  • Rụng tóc, móng tay khô và dễ bị gãy, xước

  • Da xanh xao, nhợt nhạt

  • Khó thở, thở dốc khi hoạt động mạnh

  • Chóng mặt, nhức đầu

  • Đau ngực

  • Bàn tay, bàn chân lạnh

  • Dễ bị nhiễm trùng

  • Rối loạn chức năng thần kinh, như mất ngủ hoặc ngủ gà, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt.

Mặc dù các triệu chứng này khá rõ ràng, nhưng mẹ bầu thường nhầm lẫn với triệu chứng của ốm nghén nên dễ dàng bỏ qua.

Để xác định xem mình có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu. Dựa vào 2 chỉ số là nồng độ hemoglobin trong máu (Hb) và chỉ số ferritin huyết thanh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định và có hướng xử trí kịp thời.

Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu

Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu

2.3. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu của viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, có đến 36.8% phụ nữ có thai ở Việt Nam bị thiếu máu, trong đó có đến 75% là thiếu máu do thiếu sắt. Kết quả này cho thấy tình trạng bà bầu thiếu máu do thiếu sắt ở Việt Nam còn rất phổ biến. Mẹ nên chủ động bổ sung sắt từ sớm, để đảm bảo có đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, cũng như phòng các biến chứng nguy hiểm cho mẹ trong khi sinh.

Trước một thực tế như vậy, hẳn nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng về cách bổ sung sắt cho bà bầu, cũng như các loại thực phẩm giàu sắtviên uống bổ sung sắt cho bà bầu. Mẹ hãy cùng Omnghen.vn tìm hiểu trong phần 3 dưới đây nhé.

3. Cách bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ

Để phòng ngừa thiếu máu cũng như các biến chứng sản khoa kèm theo, mẹ bầu không những cần bổ sung sắt từ sớm, mà còn cần biết bổ sung sắt một cách hợp lý và khoa học. Để làm được điều đó, mẹ cần nắm rõ lúc nào nên bắt đầu bổ sung sắt, hàm lượng sắt khuyến nghị cho từng giai đoạn mang thai là bao nhiêu, và cách lựa chọn thực phẩm cũng như viên uống bổ sung phù hợp.

3.1. Nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao, nên để cơ thể dự trữ đủ sắt cho thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung sắt ít nhất là từ 1-3 tháng trước khi mang thai, hoặc ngay từ khi có ý định mang thai.

Với 9 tháng thai kỳ, nhu cầu sắt của mẹ cũng tăng lên từng ngày cùng với sự lớn lên của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần duy trì bổ sung sắt hàng ngày thông qua thực phẩm và viên uống, để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho sự phát triển của bé và duy trì sức khỏe tốt cho mẹ.

Với giai đoạn sau sinh, mẹ không nên chủ quan mà lơ là việc bổ sung vitamin khoáng chất, đặc biệt là sắt. Bởi trong giai đoạn này, cơ thể của mẹ đang bị suy yếu do mất máu, do tổn thương bởi những cơn đau mà mẹ trải qua trong hành trình vượt cạn. Mẹ cần bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể hồi phục và bổ sung đủ sắt để bù đắp lại lượng máu đã mất.

Nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy

Nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

3.2. Lượng sắt bà bầu cần mỗi ngày là bao nhiêu?

Trong 9 tháng thai nghén, mẹ bầu cần tổng cộng 1040mg sắt. Trong đó, 350mg sắt là để cung cấp cho thai nhi và nhau thai, 450mg sắt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hemoglobin của cơ thể mẹ và 240mg sắt mất đi do cơ thể mẹ đào thải trong quá trình mang thai. Đó là chưa kể đến 250mg sắt trung bình bị mất đi trong một lần sinh nở. Với nhu cầu 1040mg sắt trong 9 tháng 10 ngày, trung bình mỗi ngày, mẹ cần hấp thu được ít nhất khoảng 3mg sắt vào máu, tương đương với 30mg sắt bổ sung bằng đường uống.

Với giai đoạn trước và sau khi mang thai, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung đủ 15 mg sắt bằng đường uống. Lúc này, nhu cầu sắt của mẹ chỉ bằng một nửa so với lúc đang mang thai.

Trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung từ 50-100mg sắt mỗi ngày. Nếu thiếu máu nặng, thậm chí mẹ bầu còn phải nhập viện để truyền máu. Tuy nhiên, đối với các trường bệnh lý như vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không nên tự ý uống thuốc để điều trị.

3.3. Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Thực phẩm là nguồn bổ sung sắt vừa an toàn vừa đa dạng cho mẹ bầu. Mẹ có thể xây dựng một chế độ ăn giàu sắt với các loại thực phẩm như:

  • Thịt bò

  • Gan

  • Tim

  • Cá và các loại hải sản có vỏ như nghêu, sò, ngao, hến,...

  • Các loại đậu như đậu nành, đậu đỏ, đậu bắp,...

  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, súp lơ,...

  • Bí đỏ và hạt bí đỏ

  • Socola đen

Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Các loại thực phẩm giàu sắt

Bên cạnh đó, các loại quả chín giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, ớt chuông, cà chua,... cũng làm tăng khả năng hấp thu sắt ở đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, việc bổ sung sắt bằng thực phẩm không thể đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu. Với nhiều lý do như mẹ bầu bận rộn nên không có chế độ ăn đầy đủ và đa dạng, hao hụt sắt trong quá trình chế biến... Do đó, chế độ ăn thường ngày chỉ cung cấp được 10mg sắt. Để đảm bảo đủ nhu cầu 30 mg/ngày, việc bổ sung sắt bằng viên uống là cần thiết.

3.4. Viên sắt cho bà bầu phòng ngừa thiếu máu

Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate, sắt gluconate và dạng mới nhất là sắt bisglycinate). Trong đó, sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn, hạn chế các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón. 

Mỗi loại sắt hữu cơ lại có khả năng hấp thụ khác nhau. Sắt bisglycinate, hay còn gọi là sắt ferrochel, là dạng sắt hữu cơ mới nhất, có khả năng hấp thụ cao nhất. Nghiên cứu cho thấy, khả năng hấp thụ của sắt ferrochel (sắt bisglycinate) cao gấp 2-3 lần sắt fumarate và sắt gluconate. Đây là 2 loại sắt hữu cơ phổ biến trên thị trường hiện nay.

Khả năng hấp thu vượt trội của sắt bisglycinate

Khả năng hấp thu vượt trội của sắt bisglycinate

Ngoài dạng viên uống, có nhiều loại sắt còn được bào chế dưới dạng nước. Dạng bào chế này được cho là dễ hấp thu hơn dạng viên uống. Tuy nhiên, sắt dạng nước thường có mùi tanh khó uống, không phù hợp với các mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén. Bên cạnh đó, sắt nước cũng dễ gây kích ứng dạ dày cho các mẹ bầu có dạ dày yếu, nên hạn chế sử dụng đối với mẹ bầu đang bị trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra, trong sắt nước còn có đường để tăng hương vị, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh sử dụng.

Sắt uống dạng viên là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu. Bởi với dạng bào chế này, sắt được bao bọc trong viên nang nên che dấu được mùi tanh. Chỉ cần một chút nước lọc hoặc nước cam, mẹ bầu có thể bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể mà không gặp phải mùi vị khó chịu hay bị kích ứng dạ dày. Sắt dạng viên không chứa đường nên hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sử dụng.

Sắt thường không được sản xuất trong một viên đơn lẻ, mà được kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác như axit folic, beta caroten, các vitamin nhóm B,... trong viên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu. Đây cũng là các nhóm vi chất cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.

4. Lưu ý khi uống sắt cho bà bầu

  • Khi bổ sung sắt bằng viên uống, mẹ bầu cần hiểu rằng sắt là loại dinh dưỡng khó hấp thu, do đó mẹ cần uống xa bữa ăn, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 giờ để sắt được hấp thu tốt nhất.

  • Không dùng viên sắt cùng thời điểm với viên canxi hoặc các chế phẩm chứa nhiều canxi như sữa. Canxi sẽ làm cản trở hấp thu sắt ở dạ dày, do đó phải uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ.

  • Khi bổ sung sắt, mẹ bầu nên chú ý ăn thêm nhiều chất xơ như rau, củ, hoa quả tươi để tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế tác dụng phụ là táo bón. Tránh sử dụng trà và cà phê, đây là 2 thức uống cản trở hấp thu sắt.

  • Mẹ bầu nên tuân thủ liều dùng theo hướng dẫn, không nên tự ý tăng liều. Nếu nghi ngờ bị thiếu máu, mẹ nên đi làm xét nghiệm để xác định rõ tình trạng của mình. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách xử trí hợp lý.

  • Sử dụng sắt quá liều có thể gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng như tích lũy sắt ở gan gây xơ gan, mắc bệnh cơ tim hoặc đái tháo đường.

  • Những bệnh thiếu máu không phải do thiếu sắt như thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassemia hoặc suy tủy, thì không được dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa sắt.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt bà bầu. Trong đó, Aplicaps Befoma là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, đạt tiêu chuẩn của Hội đồng Liên minh Châu Âu và được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Viên bổ bầu đa vi chất Aplicaps Befoma

Viên bổ bầu đa vi chất Aplicaps Befoma

Aplicaps Befoma - hấp thu cao, không lo táo bón - là một sản phẩm bổ sung vi chất cho thai kỳ, với thành phần bao gồm sắt amin (sắt hữu cơ bisglycinate), quatrefolic (axit folic thế hệ 4) cùng 16 vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trong đó, hàm lượng của sắt nguyên tố là 30 mg/viên, tương ứng với hàm lượng sắt mà Bộ Y tế khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn.

Hy vọng qua bài viết cách bổ sung sắt cho bà bầu để phòng ngừa thiếu máu trên đây, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về vai trò của sắt đối với thai kỳ, nguy cơ của việc thiếu sắt cũng như cách bổ sung sắt cho bà bầu sao cho đầy đủ và khoa học. 

Omnghen.vn chúc mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/ 

2. https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/daily_iron_pregnancy/en/ 

3. https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron 

VNĐ

Giá sản phẩm:

330.000đ/Hộp 30 viên. Dùng được trong 30 ngày.

Free ship khi mua từ 2 hộp trở lên.

 

Mua càng nhiều quà càng lớn     

1900 636985